Đức Phanxicô và các vị sư sãi của một ngôi chùa

Lời giới thiệu của Vietcatholic: tác giả bài này là Cha Cố Piô Ngô Phúc Hậu. Ngài thuộc giáo phận Cần Thơ, từng là cha sở nhiều năm ở Cà Mau, miền cực Nam của VN. Ngài giảng đạo bằng chính đời sống của mình, ngài không chủ trương xây nhà thờ mà xây cầu, làm đường, mở trường học, làm ‘Mái Nhà Tình thương’. Nay ngài đã ngoài 80, hiện về sống tuổi già ở sinh quán Sơn Tây miền cực bắc VN. Ngài thường được mời đi giảng thuyết và chia sẻ kinh nghiệm sống đạo ở khắp nơi. Ngài cũng là một nhà văn, cây bút có lửa. Đây là một trong những bài văn ký sự của Ngài.

Bông hoa 1 và 2.


Vào thập niên 80 và 90 của thế kỷ 20, khó khăn bao trùm bốn bề, thế mà Dòng Chúa Cứu Thế đã cho xuất bản được cuốn Thánh Kinh trọn bộ, do linh mục Nguyễn Thế Thuấn chuyển dịch và chú giải. Mỹ thuật in ấn thì cao, phần chú giải thì phong phú.


Mừng qúa và hứng qúa, mình mua ngay 2 cuốn : một cho mình, một tặng ông bạn Hồ Xuân Phong, mục sư Tin Lành. Nhà mình ở phường 6, nhà ổng ở phường 9. Mình chỉ cần cuốc bộ 12 phút là tới.

Sau một cái bắt tay nóng bỏng, mình xun xoe vô đề:

- Bên Công Giáo mới in được một cuốn Thánh Kinh tuyệt vời : giấy ‘bíp’ vừa mỏng vừa dai, chú giải vừa dài vừa chuẩn. Vào thời buổi này mà cho ra đời được một cuốn Thánh Kinh như thế thì phải mừng hết biết. Tôi xin tặng Mục sư một cuốn để làm kỷ niệm : kỷ niệm cho tình bạn của hai ta và kỷ niệm về một thời phải vác khổ giá cực nặng.

- Xin cám ơn linh mục.

Mục sư Xuân Phong trân trọng bưng cuốn Thánh Kinh nặng trĩu bằng cả hai bàn tay. Ổng lât qua lật lại, nhìn ngắm bià trước bià sau, rồi soi mói tên dịch giả, và những câu chú giải... Bỗng ông nhìn chằm chằm vào mặt mình.

- Cuốn Thánh Kinh lớn lao như thế này mà chỉ có một mình linh mục Thuấn chuyển dịch thôi sao ? Phải có một uỷ ban dịch thuật mới tương xứng chứ.

Mình đang hí hửng, bỗng dưng sụ mặt xuống. Mục sư Phong phát biểu đúng qúa. Mìng đầu hàng bằng sự im lặng, rồi đánh trống lảng sang chuyện khác.

- Mục sư ơi, bên Tin Lành giàu qúa : in hằng triệu cuốn Thánh Kinh và tặng không . Tặng tía lia, tía lia... vô vàn vô số cho độc giả.

Bên Công Giáo giàu hơn bên Tin Lành, nhưng có đồng nào thì xây tháp và mua chuông hết rồi, còn tiền đâu mà in Thánh Kinh.

Đúng qúa, không cần biện minh.

Mình giã từ mục sư Xuân Phong. Trên đường về mình suy nghĩ mông lung. Hai nhận xét của mục sư Phong đều rất đúng. Mình vừa buồn vừa vui. Buồn vì thua 2-0. Mừng vì đó là hai bài học qúy giá. Mình gọi hai bài học đó là hai bông hoa tím. Màu tím là màu buồn, nhưng vẫn xinh đẹp chẳng thua gì các hoa màu khác.

Bông hoa 3


Mình đang thả bộ từ toà giám mục Cần Thơ về nhà thờ Chánh tòa thì bỗng có tiếng xe thắng ‘két’ một cái ở ngay bên lề và ở ngay sau lưng. Mình vội quay lại thì gặp ngay ánh mắt rực sáng của Đại đức Thích Thiện Nhẫn.

- Linh mục đi đâu đây ?

- Tôi đi về nhà thờ Cầu Xéo ( tên cúng cơm của nhà thờ Chánh tòa )

- Lên đây, tôi đưa về đấy cho.

Mình nhảy phóc lên xe Jeep và nhận ngay một điếu thuốc Salem từ tay Đại đức Thích Thiện Nhẫn. Hai nhà tu hành đều phì phà, cùng nhả khói với nhau. Hai nhà tu hành mang hai màu áo khác nhau, nhưng hai làn khói đều the the và thơm thơm như nhau. Hai điếu thuốc thì từ từ rút ngắn lại, còn tình thân giữa hai nhà tu hành thì hối hả vươn dài ra. Vươn dài mãi tới mức thực hiện câu ngạn ngữ của tiền nhân : ‘ Yêu nhau lắm thì cắn nhau đau’. Ông ‘áo nâu’ cắn ông ‘áo đen’:

- Đạo Công Giáo của linh mục là đạo nói phét.

- Tại sao Đại Đức dám chê đạo tôi là đạo nói phét?

- Thì rõ như ban ngày đấy. Ở nhà thờ thì ai cũng đấm ngực nhận lỗi : ‘ Lỗi tại tôi... lỗi tại tôi mọi đàng’. Nhưng khi ra khỏi nhà thờ thì có ai nhận lỗi đâu.

- Cám ơn Đại Đức. Đúng thế thật. Thế còn bên Đạo Phật thì sao?

- ( cười hề hề)

Mình giã từ Đại Đức Thích Thiện Nhẫn ở cổng nhà thờ Cầu Xéo. Chuyện đối thoại giống như trò đùa, nhưng mình cảm thấy đó là một bài học qúy giá : Bài học vừa cay vừa ngọt. Ngọt cộng với cay : hay hay, ngộ ngộ.

Đó cũng là một bông hoa tím mình nhận được trong cuộc ‘đối thoại liên tôn’.

LM Ngô Phúc Hậu 



Mã số: VVYT 17-091



Dù khi vui sướng hay sầu đau

Tình anh, tình em vẫn bền lâu

Trăm năm ý hợp luôn chung thuỷ

Trọn đời tâm thành mãi trước sau.

Ân tình vợ chồng chói ngời sáng

Đạo nghĩa phu thê tuơi thắm màu

Lời thề hôm nao nặng ghi nhớ

Đừng như gió thoảng nhẹ quên mau.



Thưa quý tác giả và quý bạn đọc Văn Thơ Công Giáo,

Phong trào Viết Về Yêu Thương được phát động nhân dịp Mẹ Têrêsa Calcutta được tuyên thánh ngày 04/ 09/2016, tổng kết lần một vào dịp Lễ Giáng Sinh năm ngoái. Từ tháng 01/2017 Phong trào Viết Về Yêu Thương lại tiếp tục được quý tác giả và bạn đọc nhiệt tình hưởng ứng. Thực sự, các thành viên trong BTC Viết Về Yêu Thương rất đỗi vui mừng khi nhận được sự quan tâm cùng những phản hồi tích cực từ quý tác giả và bạn đọc trong suốt thời gian qua.

Hôm nay (31/07/2017) Viết Về Yêu Thương xin được tạm dừng nhận bài để tổng kết đợt hai. Trong suốt 07 tháng vừa qua, Viết Về Yêu Thương đã thu hút được 40 tác giả với 110 tác phẩm tham dự (28 Truyện ngắn, 70 Bài thơ và 12 bài Tùy bút., tản mạn...)

Điều đáng vui mừng là số lượng các tác giả mới ở độ tuổi còn rất trẻ tăng lên thấy rõ, thêm vào đó là sự tiến bộ đáng khích lệ qua các tác phẩm dự thi. BBT Viết Về Yêu Thương xin cảm ơn các tác giả đã cùng học hỏi và trao đổi với BBT sau mỗi lần gửi bài đến cho Viết Về Yêu Thương. Cũng xin cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi và đồng hành cùng mỗi tác phẩm qua trang web: vanthoconggiao.net,  fanpage và group Văn Thơ Công Giáo.

Hiện nay, hồ sơ các tác phẩm dự thi đang được gửi đến cho các vị trong BGK để chấm vòng sơ loại. Sau khi có điểm vòng sơ loại, các tác phẩm đạt điểm cao sẽ tiếp tục được chấm điểm lần hai để có kết quả chung cuộc. Dự kiến đến tháng 09/2017 Viết Về Yêu Thương sẽ tiến hành tổng kết và trao giải đến quý tác giả tham gia viết bài.

Ở bản tin này, Viết Về Yêu Thương cũng xin được gửi đến Quý ân nhân lời cảm ơn chân thật nhất. Bằng cách này hay cách khác, Quý vị đã cùng chung tay góp sức để có được một Giải - Viết Về Yêu Thương như chúng ta  đã và đang xem thấy.

Nguyện xin Thiên Chúa Tình Yêu thương ghé mắt nhìn và tuôn đổ muôn phúc lành của Ngài trên Quý ân nhân, Quý Ban Giám Khảo, Quý tác giả cùng Quý bạn đọc Văn Thơ Công Giáo hôm nay và mỗi ngày.

# yêu thương #
#v iết về yêu thương #



Mã số: 17-175
Chín giờ đêm, gác chuông nhà thờ đổ. Tàn thu. Trở rét! Cái xóm chó bêu mèo mửa vắng lặng, thinh thít buồn hẳn đi. Lệ thường có thể đâu? Lệ thường ,chừng độ này là canh giờ hoạt náo của bọn đầu trâu thất học tụ ở cái “bar mini” của mụ Hóa. Quán nhậu của mụ náo nhiệt chẳng khác nào vũ trường đô thị…
Đêm thưa khách, mụ uể oải trở mình trên chiếc võng nâu lỗ chỗ vá, hai chân bắt tréo, lóc lưỡi than khẽ: “Hát với hò, hay ho gì mà xã phường mời hoài. Ối giời ơi”. Mụ vẫn hay than với cái giọng lơ lớ bắc nam tư, than vì ế ẩm. Mụ biết bọn thanh niên “nặng nghĩa với mụ” thì chả hứng xem tuồng, thế mà vẫn đi, cốt chỉ để gạ tình hạng gái rẻ tiền thôi. Chán chường…
Mụ ngóc dậy,ngóc đầu lên khỏi cái cổ ngấn toàn mỡ,hếch mặt, sang sảng hỏi:
- Chú mày, bộ không đi ngắm gái à ? Nghe đâu gái trên huyện về với đoàn lần này bắt mắt lắm í - Mụ nhả chữ cách ngọt ngào hỏi hắn.
Hắn là cái thằng chân mày rậm hệt con sâu rộm, mắt sâu hoắm, sắc như dao. Hai con sẹo quệt dài, nỏng lên ngay đuôi mắt. Hắn bước vào, đặt mình trên chiếc ghế đẩu, thản người không nói không rằng.
- Hỏi bằng thừa - Mụ nguýt mắt. Bật dậy, tiếp : - Nhất, nhì hay xoàng đây?
- Xoàng đi - Vừa châm thuốc, hắn rít một hơi dài, phà một làn khói xám đục loạn trào.
Mụ ngạc nhiên rồi dịu giọng:
- Lạ nhỉ? Thói bất cần đâu rồi chú em? Thiếu tiền à? Yên tâm, chị với chú, lo chi cái chuyện í…
Mụ vẫn chứng nào tật nấy, miệng lưỡi ngoa ngoắt. Đã bảo không, mụ cứ nài, nài thì chỉ tốn hơi hao tiếng, mụ cứ nài để ấm túi mụ. Biết là tham thực, chỉ cực thân, mụ vẫn làm. Không có gì làm mụ vui, trừ tiền, vui rồi không vui, bởi có bao giờ mụ thấy thừa thãi. Làm ăn nhỏ lẻ, nợ nần khó đòi, thế mới cần một thằng trâu bò như thằng Mỡ. Cái thằng màu mã táo tợn, nhưng lòng nhẹ dạ như đàn bà...Thương! Mụ gọi con nuôi. Được việc! Nó là hộ tá đắc lực cho mấy vụ bâu vào nhả không ra. Vốn dĩ mụ dễ dãi với hắn, bởi quen lâu thấu hiểu. Cái tay trộm khét ấy chưa để mụ phải thiệt lúc nào cả. Đằng nào cũng có thứ ngon lành để “đáp lễ”. Hơn nữa, thằng Mỡ với hắn là chỗ thân tình. Mụ cóc sợ quỵt… Mụ giật nảy người khi nghe hắn đáp:
- Tôi cần tỉnh táo !
- Tỉnh sao? Ồ… thì đêm nào chú chả phải tỉnh! – Mụ đảo mắt,dí mặt lại gần hắn, the thé:
- Bộ hôm nay lại có phi vụ gì á?
- Phải, liên quan không?
- Có chi đâu, thì thăm hỏi thôi. Làm gì cay cú vậy chú em!… Ơ, sắp tới có đợt quyên góp từ thiện của cha phát động nữa, nghe đâu cả bên Úc, thân nhân gửi về ủng hộ quá trời luôn í. Ôi, lại phải… Mụ ngưng như lỡ lời, chớp chớp mắt, cười hẩy như đã nói xằng nói nhảm…
Nhưng hắn thấu cái bản chất của mụ. Và hắn đồng tình. Với ai, chứ với thứ linh mục như gã, một cắt cũng không thí.  Mồ mả tô vôi! Nào thì “gửi ngân hàng nước trời, lời gấp triệu gấp tỉ” hay “cứ làm đi, Chúa sẽ trả công bội hậu cho” . Sáo rỗng! Điên rồ! Chưa bao giờ hắn nghĩ lại có thứ linh mục phạm Thánh như thế. Lợi dụng mà khoét của bà con giáo hữu bằng những lời lẽ đường mật chết người. Thời xưa thì có quan ô nhục, ngày nay lại có linh mục bu dân. Chủ chăn còn thế ,cớ gì phải làm chiên ngoan. Hắn nốc một hơi, hai mắt ngầu đỏ. Cứ hễ nghĩ tới thằng cha đó, cái thằng mà người ta kính cẩn cúi chào thì hắn  lại thế. “Choảng”, cái ly vụn nát. Thực sự là… không nhịn nổi nữa. Bảy năm qua hắn ôm hận trong lòng về cái chết em gái hắn.Là do gã!
- Thôi mà chú, chuyện lâu rồi cứ để nó qua đi. Chị mày hi vọng chú đừng trách mình nữa. Quên đi mà sống tử tế, chú có làm gì thì con bé cũng không thể sống lại mà. - Mụ như hiểu được hắn nghĩ gì. Mỗi lần nhắc đến ông linh mục là hắn cứ phản ứng như thế!
- Không thể là không thể nào. Mẹ! Tao giết thằng nào, con nào nói không thể. Cái này đâm nát óc nó - Máu nhầy nhụa , hắn cầm mảnh thủy tinh vỡ lơ quơ lung tung. Hắn trở nên vô cảm! Kẻ lương thiện trong một xã hội bất công thì cũng trở thành tên sát nhân. Há há. Cười man dại rồi hắn cười ngặt nghẽo trong sự co rút, lẩy bẩy run của mụ. Mụ cũng cười, nhưng cười tái hãi. Hắn cứ thế như người điên. Nhưng hắn không điên. Hắn tỉnh! Người tỉnh cười như điên thì phản xạ đầu tiên là nước mắt chực trào. Giờ thì khóc, hắn gào lên thốn tim mụ. Mụ khiếp quá, mồm méo xệch, ngất đi. Mảnh vỡ cứa ngang cổ tay, hắn thiếp dần trong tiếng lá xào xạc, ve vãn trên mái tôn rỉ sét.
- Anh Hai, tối nay hông đi nữa nha. Chẳng ai giúp em chơi rubic hết. Chán lắm!
- Ơ, cái con nhỏ kì nè! Đợt từ thiện Giáng sinh này bên nước ngoài gửi về nhiều đồ lắm! Bọn anh phải giúp cha chuyển đồ về kho. Trong khả năng, mình giúp được gì thì cứ giúp. Trời lạnh rồi mà nhiều người không đủ chăn, mềm, quần áo ấm. Tội họ! Hai đi, lát về. Giáng sinh này hai hứa dẫn út đi chơi nghen!
Bé Hậu chu mỏ, khoanh tay ngó lơ hờn dỗi. Nhân bước lại, nhéo má Hậu, thỏ thẻ vào tai:
- Được rồi bà cụ non của tui. Cho Hai xin lỗi, Hai hứa mà. Nhất định lần này nữa thôi. Ngoắt tay nè.
- Thiệt chứ?
- Thiệt, thiệt. Không dám trái lệnh bà hoàng đâu ạ.
- Tạm tha cho Hai lần này đó nha. Hứ!
- Xin đa tạ...hehe. Ơ mà sao út thích chơi rubic vậy, nhỏ biết gì mà chơi - Nhân ghẹo
- Đừng khinh người nha. Nhỏ mà có võ đó. Nói chớ… út thích nó vì đây là món quà cha tặng út trong Mùa Phục Sinh, lại có ý nghĩa rất hay, mà bí mật, không nói cho Hai đâu.
- Gì dậy trời? Nói nghe coi.
- Hông. Hè hè…
- Ờ, ờ, hông hông nè. - Nhân thục lét , Hậu cười sặc sụa đầu hàng:
- Thôi được rồi. Để út nói…thì…
Điện thoại reo, Nhân vội nói: - Ấy chết, mải giỡn với út. Bạn Hai gọi rồi. Thôi Hai đi đây. Có gì xíu Hai về rồi nói. Nhớ khóa cửa kĩ vào. Coi bị bắt cóc đó, biết chưa?
- Biết rồi, nói miết à. Người ta lớn rồi nha, nha, nha!
- Này, chú, dậy đi. Không được. Này – Mụ hoảng hốt, đôi bàn tay lẩy bẩy run,lay mạnh hắn.
Hắn trợn trắng bật dậy
- Không được, tao không thể chết thế này được, không để vụ này oan ức mãi. Tao phải báo thù! - Hắn vùng dậy giữa vũng máu đặc sệt, cầm một con dao. Hắn bước ra… trong màn đêm lờ mờ trăng non.
Mụ rút điện thoại, hụt hơi nói…
21 giờ 58 phút…Trăng non lờ mờ
- Lạ mày, sao cha chưa tới. – Nhân hỏi
- À, tao chỉ biết lúc nãy cha có gọi nói cha bận chút chuyện. Lát đến.
- Ồ!
Ngược về phía nhà thờ theo hướng Bắc là con đường heo hút, lạnh tanh, nhang khói người ta cúng thần cúng thánh xông lên, lượn vòng, pha loãng lòe nhòe mắt. Nghe đâu, con đường này thường thế! Bởi những đêm trăng chưa tỏ, ở cái dinh cổ ảm đạm, khuất sau lũy tre, cạnh bờ ao dày lát; ai cũng nghe tiếng khóc thảm thiết hoặc giọng cười ớn rơn người của một thiếu nữ chết oan cách đây nhiều năm về trước… Chẳng ai dám ngó khi đi qua chỗ này lúc quá chín giờ hơn. Tối 13, trăng cũng non cũng lờ mờ nhưng mà đủ nhận ra đó là một người đàn ông trẻ trạc ba mươi đang vội vã. Bỗng chốc, anh thoạt dừng lại: tiếng rên khe khẽ phát ở đâu đó.
Càng lại gần, anh phát hiện âm thanh lạ đó không phát từ cái dinh kia mà là ngay cánh cửa sổ, ẩn sau bụi chuối tắm trăng, dọc lối mòn, cách đó vài thước. Anh rùng mình, bộ đó không phải nhà thằng Nhân sao? Quái. Nhà tối om. Chắc bé Hậu ngủ rồi, anh tiến lại gần hơn nữa, rồi hơn nữa… Im bặt, không một tiếng động. “ Soạt”! Anh giật bắn người: “meo meo” . Hóa ra một đôi mèo hoang đang hứng tình ra ám hiệu. Anh thở phào, nhưng… trông kĩ thì… dưới nền cát bây giờ là hai cái bóng đen: cái của anh là cái lùn lùn, tròn mình hơn, còn cái kia thì dài thòng, cứ nhún nhún liên tục. Một bàn tay buốt chạm nhẹ lên vai anh. Luồng khí dốc lạnh phà sau gáy. Quay lại hay bỏ chạy? Ai bảo linh mục không sợ ma? Ma chết oan thường ...  Anh hít một hơi thật sâu lộng phổi, lấy hết dũng khí và…
- Trời, sao cha còn ở đây? Ngoại con sắp tắt thở rồi. Mong cha lâu quá, nên con mới vội đến đón cha. Xin cha đi với con ! – Một cậu thanh niên trạc đôi mươi mặt trắng bệt gấp gáp thở nói.
- Ôi cậu làm tôi điếng. Ờ thì, cha cũng đang đi đây nhưng có điều kì lạ nên mới…
- Thôi, không còn thời gian nữa. Đi thôi cha ơi.
- Ờ rồi, Ok. Mình đi… Anh vừa đi vừa ngoái nhìn lại hai, ba lần nữa.
Hắn không biết cái đêm đó gã đi đâu, nhưng hắn biết gã đã có mặt tại nhà hắn theo lời chứng của mấy tay quen mùi mụ Hóa. Gã lén lút đi theo người nhà của bà chủ cửa hàng sắt giàu có. Bà theo chồng bỏ đạo mấy chục năm. Hẳn có vụ gì tính chung chia đây nên gấp thế? Đồng tiển xỏ mũi dắt gã đi, bỏ mặc sự sống chết của em hắn? Theo khám nghiệm, em hắn chỉ bị phong hàn, phát hiện sớm sẽ không đến nỗi. Nực cười! Để thỏa mãn tham vọng của gã mà em gái hắn phải chết à? Con dao sắc lăm lăm, thỉnh thoảng lại lóa lên phản chiếu cả sự cuồng điên chất ngập đôi mắt ấy. Hắn phỉ cha, phỉ cả bọn Kitô. Bọn nó mới thực sự là quỷ dữ. Hắn nhớ cái hôm nhà thằng già Bảy Lang mất con gà cồ đá. “Mẹ! Thằng cha nó, nghèo quá túng. Cha mẹ chết, cóc để thứ gì cho bọn nó. Đến cái lai quần cũng cắt bán ăn, cùng rồi, dòm ngó mà sinh tật trộm cướp. Tao nguyền cả dòng họ”.  Hễ mất gì, cái mỏ cẩu của con vợ nó cứ hoạt động tích cực, chốc chốc quay về hướng nhà hắn sủa om sòm cho đã cơn ức. Thế đó! Hắn như ngậm bồ hòn nuốt nước mắt vào trong, chứ chẳng biện gì, mà biện cũng chẳng ai nghe… Lớn lên chút, em hắn biết thế nào là tự trọng, tự ái thì bọn con nít láng giềng được cha mẹ nó giáo dưỡng: cứ gặp em gái hắn lại trêu đến phát khóc cho vừa. Chúng dở mấy câu biếm “Xóm có Nhân, có Hậu/ Nhà xác xơ bờ giậu/ Tậu đồ cúng dinh bà/ Thương hại bà khóc la”. Ấy đó, bọn chúng là cái bọn kinh kệ bô bô, chịu ơn xong rồi bô bô xỉa ruột người khác. Hắn không thể cứ hiền lành để người khác cưỡi lên đầu,lên cổ mãi.
A, kìa! Hắn miên man nghĩ mà chẳng biết mình đứng giữa sân nhà thờ từ lúc nào, máu đong khô quện lại? Lao thẳng về phía nhà xứ, hắn đạp tung cánh cửa khép hời. Thời điểm này thích hợp nhất,có thể cái bọn tôi trung của gã đi xem tuồng cả. Mình gã ở nhà thì tốt quá rồi. Là hắn nghĩ thế! Hắn tìm mọi ngóc ngách trong nhà, “Mày trốn rồi à, ra đây cho tao cái thằng trịch thượng. Tao tìm được là tao giết mày. Bao năm rồi, tao nhịn, nhưng giờ thì không. Tao phải kết thúc mọi chuyện”. Im bặt! Không được, gã tinh ranh quá, chắc gã sợ ở một mình! Hắn trấn tĩnh, suy tính. À, phải rồi, phải có giấy tờ bằng chứng gì đó để chứng minh gã là cái loại trục lợi hoặc chí ít cũng có tiền trong nhà. Phải rồi, tao phải tống mày vô tù, nếu không, tao cũng lấy sạch tiền mày. Hắn lục tung mọi thứ , chẳng có gì giá trị ngoại trừ một tập giấy:
“Viện Pháp y Quốc Gia. 26/2/2009. Mã số tử thi: 0039721387. Kết quả giám định ADN: Tử thi là nữ, độ tuổi khoảng 9 – 10, thời gian xác định tử vong cách đây khoảng 13 - 15 tuần. Theo lời người cần giám định, nạn nhân tử vong vì chứng phong hàn, tuy nhiên, hoàn toàn không hợp lý. Cổ chân nạn nhân bị sợi dây mềm buộc chặt (dấu vết bầm tím) nhưng không hề ảnh hưởng xương bên trong. Trước đó mẫu hoocmôn được gửi đến ngày 19/12/2008 đã được kiểm định và bảo lưu. Tuy thời gian tử vong khá lâu, nhưng vẫn còn tồn đọng một ít lượng hoocmôn adrenaline và noradrenaline trong tuyến thượng thận chứng tỏ nạn nhân có thể sợ hãi hoặc tức giận trước khi tử vong . Hoocmôn này tăng mạnh khi con người gặp phản ứng sốc gây hiện tượng co mạch. Nạn nhân có thể bị ép phải giao cấu với nam giới vì mẫu tinh dịch được tìm thấy trên chân nạn nhân . Nồng độ testosteron khá ít có thể xác định hung thủ là nam giới: yếu sinh lý hoặc lớn tuổi. Phát hiện trên răng có dính máu, máu này hoàn toàn không phải của nạn nhân, có thể trong lúc kháng cự nạn nhân đã cắn vào kẻ hãm hại. Móng tay nạn nhân có dính một lớp biểu bì, hoàn toàn khớp với mẫu ADN tinh trùng và máu. Kết luận: nạn nhân vì khủng hoảng tinh thần mà tử vong.” Hắn ngờ ngợ, tiếp tục lật tiếp từng trang giấy:
“3/5/2009. Mẫu ADN máu trên răng của nạn nhân 0039721387 trùng khớp đến 98,96% mẫu AND trên tóc và móng tay cần giám định”
“7/6/2009 Đơn Khởi kiện. Nguyên cáo: Đinh Dương Hoàng…  Bị Cáo : Phùng Huy Bá …  19/11/2008 Bị cáo có hành vi lạm dụng tình dục trẻ em ... Nạn nhân : Võ Linh Hậu sinh ngày 2/7/1998 … gửi kèm bằng chứng”
Sốc! Và hắn tiếp tục sốc…
“8/3/2010 Đơn  kiện … 5/12/2010 … 8/4/2012… “
Hắn quỵ gục xuống, ngoi ngóp thở. Cảm xúc đột biến liên hồi. Thực sự là … cái quái gì đây?Càn rở! Tại sao? Tại sao sự thật tàn khốc đến thế này ? Em gái hắn… Lão ta… Tại sao? Hàng ngàn câu tự vấn diễn ra trong đầu hắn. Háháhá… Hắn lại cười: man dại, rồi cuồng điên. Hắn lững thững giữa mớ hỗn độn trong đầu rồi hắn chợt nhớ: Phải, hắn đã từng cảm thấy mộ bé Hậu có gì đó không ổn,nhưng lúc đó có một số hài cốt quanh đó được di tán cho nên có thể đó chỉ là dấu vết khai quật của những mồ bên cạnh thôi. Giờ thì… hắn biết ông linh mục khai quật trái phép, nhưng không trách ông và càng không có quyền giận ông. Vì ông chính là người luôn âm thầm đòi lại công lý cho em hắn. Là bác sĩ cho nên có thể ông đã phát hiện điều gì khả nghi khi thấy thi thể…Hắn đã lầm, lầm to! Kẻ thù thực sự của hắn chính là lão – một tên điên mà hắn từng chạnh lòng thương xót… Bằng chứng quá rõ ràng, nhưng không thể thắng kiện. Ừ thì là lão Bá, có công Cách Mạng đấy! Thất thủ thì cặp đất ăn à? Có quyền, có tiền thì vô tội. Hay! Hay lắm! Người hắn nóng rân, con sẹo quệt dài dưới con mắt đằng đằng sát khí càng khiến hắn đáng sợ hơn bao giờ hết. Hắn đâm sầm ra mỏm đất rốc gió cuối xóm để gặp em hắn lần cuối...
Giữa không gian u tịch, sương trắng là là phủ trên những ngôi mộ cũ ảm đạm, hơi lạnh phả ra từ những nấm mộ mới, càng khiến cho mọi thứ tan chậm trong buốt giá. Hắn bỗng khựng lại,người đàn ông mặc áo màu đen đang cầm nhành huệ trắng trên tay, đứng trầm ngâm trước mộ em gái hắn.
“Xin lỗi cha, con sai rồi!” Hắn lẩm bẩm như thế… từ xa… Hắn thấm hiểu: vì sợ hắn biết sự thật, sợ hắn nóng nảy, lại sinh chuyện nông nỗi nên mặc nhiên ông cứ lặng thinh mỗi khi hắn nhục mạ.
Mũi hắn ửng đỏ, răng nghiến ken két. Tay vẫn lăm lăm con dao ấy. Hắn xồng xộc quay đi: “Tao thách mày đấy, thằng già. Xem mày giả điên khùng thì có thoát khỏi cái này không?”
Hắn đi vài thước thì…
… bị đánh úp từ phía sau, ngã gục. Mắt mờ dần. Hắn mơ hồ, nhưng cái chóp tóc hệt như con gà cồ mới phát dục ấy thì hắn rất quen. Thằng Mỡ... Thằng Mỡ Gà!
Hắn lịm đi…
Tuần thứ II, Phục Sinh năm ấy… loáng thoáng hắn nghe thấy…
- Con nhìn xem. Khối rubic này có màu rực rỡ và có màu trầm tối, đúng hông? Thử tưởng tượng con nhé. Tội lỗi ví như ô màu tối làm nổi bật lên lòng thương xót Chúa chính là những ô màu rực rỡ này. Cũng có thể hiểu thế này: Mỗi người trên thế giới này, giống như một mặt,dù họ đại diện màu gì đi nữa thì khi tất cả liên kết lại, mới hợp thành một khối hoàn chỉnh! Trong Chúa, mọi người là anh em của nhau!
Cô bé chăm chú lắng nghe vẻ hiếu kì:
- Thiên Chúa vĩ đại quá, cha hén? Một ngày nào đó con cũng muốn được như cha, được làm linh mục và nói hay y như cha vậy.
- Ơ, sao là linh mục. Phải là ma sơ mới đúng. Haha… - Vị linh mục trẻ bật cười khi nghe những lời nói ngây ngô ấy.
- Sao cũng được mà. Nhưng muốn như cha, con phải làm gì?
- Con hãy dâng hiến tất cả mọi thứ và để Chúa lo…
Hắn lại mơ hồ … “Vậy cha tha tội cho con nhân danh Cha và con và Thánh Thần”. “Cám ơn Cha, liệu con có được rỗi không cha”. “Hãy cậy trông vào Lòng Thương Xót Chúa con nhé!” . Gượng dậy sau cú đánh khiến hắn khốn đốn. Bất ngờ, hắn tá hỏa. Ôi không, máu… máu… thằng Mỡ… con dao… Hắn lắp bắp. Con dao thọc sâu vào bụng , máu lênh láng đổ vào các hốc đất nhỏ ven đường. Nó gắng cười với hắn,mắt mờ lệ, rồi gục đầu trên tay vị linh mục, tắt thở…Hắn điếng!
- Cuộc đời lắm chữ ngờ… Giống như khối rubic, nhìn trực diện chúng ta chỉ thấy một mặt thôi. Và dù cố xoay mọi góc, mọi hướng, chúng ta không bao giờ thấy hết những mặt còn lại…- Ông ngậm ngùi , đặt đầu nó xuống đất.
Ông quỳ mọp xuống ,đau đớn:
- Chúa ơi! Con là một tội đồ! Con là thủ phạm giết người rồi! Làm sao con xứng đáng với chức vụ mà Chúa trao phó cho con. Nếu con có thể tha thứ cho ba nó, nếu con có thể thì…
Hai cú tay hắn nắm chặt, sững đờ ra, cứng mồm:
- Ba, ba nào của nó. Nó chẳng phải mồ côi sao?
Hơn hai chục năm trước, vì tiền thang thuốc cho mẹ già. Mụ Hóa xin ở đợ cho lão Bá –giàu có tiếng trong vùng. Hay đâu lão chỉ chọn những đứa tầm mười mấy tuổi.  Lão thì đã ngoài bốn mươi, song vẫn đơn thân đó!
Chứng ấu dâm có thể là một bệnh lý bẩm sinh hoặc do sang chấn mạnh về cảm xúc từ nhỏ. Vấn đề tình dục của người này hoàn toàn lệch lạc, đối tượng họ hướng đến là những thiếu nữ dưới hoặc ở độ tuổi vị thành niên, thậm chí là các bé gái… Lão mắc chứng ấu dâm. Và mụ là con mồi ngon của lão…  Thời điểm đó mụ khiếp hãi mà chẳng dám oán. Oán thì mẹ mụ chết! Thế đấy, nghèo nó sinh tội chịu nhục. Không khó để hiểu mụ trở nên thực dụng. Mụ quyết phải no đủ để lo cho cái kết tinh không mong muốn ấy – thằng Mỡ Gà. Mụ không muốn nó phải chịu miệng đời nguyền rủa. Khi biết mình mang thai thì mẹ mụ mất, mụ trốn đi thật xa. Năm bảy năm sau lại vác mặt về, dẫn theo đứa con nít ú nần, gọi là con nuôi. Đấy, thằng Mỡ lớn lên như thế!
Khi nó biết lão Bá hãm hại bé Hậu - đứa trẻ mà nó yêu thương như em mình! Cũng là lúc nó biết một sự thật tàn khốc hơn. Mụ cho nó hay, cốt không để cha con tương tàn. Mụ buồn trách: “Dù gì cũng là bố mày, mày nỡ như thế sao? Tao biết ông ta là tên bệnh hoạn, nhưng có ai muốn thế đâu. Cuộc đời lão cũng lắm cái cực. Bố lão cờ bạc đàn đúm, rồi đôi co khiến mẹ lão chết. Suốt ngày, lão phải làm việc. Đêm về mình mẩy lại nát nhừ ra chỉ vì tật chè chén, đánh đập của cha lão. Lão khốn đốn! Lão bỏ đạo, chạy theo vật chất để đua lên cái chức Trưởng Huyện… Giờ lão phát điên rồi. Không có tình thì cũng có nghĩa. Mày có thể làm vậy sao?”. Thế đấy! Nó bỏ ngoài tai những lời thanh minh ấy, nó định báo thù! Song khi đứng trước mặt một thằng già ngờ nghệch, điên khùng, mình mẩy hôi thối mùi phân. Nó không nỡ, bỏ về, lòng ngổn ngang. Và… nó vẫn cứ theo hắn, nhưng giấu nhẹm đi sự thật. Nó bứt rứt… Đêm nay, mụ gọi bảo nó âm thầm trông chừng hắn. Mụ ích kỉ nhưng lại sợ hắn sai lại càng sai. Mụ thực dụng. Đúng, nhưng không hẳn. Thực dụng nhưng không thất đức...
Thế đấy! Nó vốn là đứa hiền lành… Và nó nghĩ chỉ khi nó chết đi, mới có thể đền hết tội cho hắn, cho bé Hậu để hi vọng hắn có thể sống tử tế… như lúc trước mọi chuyện chưa hề xảy ra.
- Xin cha hãy ban phép lành cho con, vì con là kẻ có tội.
Trăng vẫn sáng! Càng khuya, trăng càng lên cao và tỏ tường. Lạ thay, mây kéo đến ùn ùn, trút cơn mưa lớn. Cả người và vật ướt tầm tã. Cơn mưa Lòng Thương Xót…















































































Mã số: 17-174
Bình minh lên…
Đó là khi ánh mặt trời rạng rỡ bắt đầu đặt những bước chân đầu tiên xuống thềm trái đất. Từng dải nắng vàng óng lan dần…trải lên muôn loài cái ấm áp long lanh.
Tôi hồi hộp dắt chiếc “cân đẩu vân” ra khỏi nhà. Tất nhiên đó không là một đám mây mà tôi có thể tót lên bay vù vù như Tôn Ngộ Không. Đó là chiếc xe máy màu trắng, giống màu của những đám mây, nên tôi gọi nó là “cân đẩu vân”.
Tôi có cuộc hẹn với một Mục sư, tuy tôi là một người Công giáo. Hai điều này nghe không có gì liên quan đến nhau, ngoại trừ cả hai đều thờ Chúa. Tôi biết vị Mục sư này khi tham gia cuộc thi Viết Cho Niềm Tin, của một Hội Thánh Tin Lành bên Mĩ. Chúng tôi đều là nhóm đạt giải.
Năm ngoái Mục sư từ Úc về Việt Nam. Tôi, một kẻ không chịu được nóng, càng không chịu được lạnh, đã phải đóng quần áo dày cộm, phóng xe đi dưới cái rét thấu xương, trong làn mưa lạnh buốt. Người ta đã từ tận nước Úc xa xôi về đây gặp mọi người, chẳng lẽ mình chỉ có vài km đường mà lại không đến? Mưa một tí, rét một tí mà cũng ngại thì còn làm gì được cho đời? Nghĩ thế nên tôi bắt mình phải đi.
Mới ra khỏi nhà thì tay tôi run run vì rét, lái xe một lúc thì cơ thể quen dần, và hết run, tuy chưa hết rét.

Lần gặp đó, có khoảng gần mười người tất cả. Tôi không nhớ rõ. Cái tuổi ba mươi tư của tôi có bộ nhớ khá “hom hem”, phản ánh tình trạng: “Gái ba mươi tuổi đã toan về già.” Mà đúng thế thật, chỉ một năm sau là tôi chẳng nhớ gì về buổi gặp đó. Trừ một gương mặt và một cái tên: Thanh Liêm!
Có hai Mục sư trong buổi thông công đó, nhưng tôi không ấn tượng gì về anh Mục sư trẻ, chỉ hơn tôi vài tuổi. Mà tôi lại ấn tượng với Mục sư Liêm, nhiều hơn tôi chừng hai mươi tuổi. Có điều gì đó rất đặc biệt nơi Mục sư Liêm, mà tôi đã “giật mình” ngay khi vừa đối diện. Cái “giật mình” đó lại càng trở nên khó quên hơn khi tôi bị ngã xe cách lãng xẹt trên đường về. Và từ hôm đó trở đi, cứ mỗi lần nghĩ đến buổi gặp gỡ, là tôi nghĩ đến cú ngã xe. Cứ nghĩ đến cú ngã xe, là tôi lại nghĩ đến Mục sư Thanh Liêm. Chứ sao nữa! Vì nếu không có Mục sư, tôi còn lâu mới đến!
Sau đó, tôi cất Mục sư Liêm vào đâu đó sâu trong bộ nhớ “đã toan về già” của mình. Để thời gian trôi qua, và giữa chúng tôi cũng không hề có thêm sự liên lạc nào. Tất nhiên tôi và nhóm tác giả đều có kết bạn Face book với nhau. Nhưng chúng tôi rất ít tương tác. Nhất là tôi và Mục sư Liêm, càng chẳng có cuộc trò chuyện nào. Vì Mục sư từng nói với nhóm là rất bận, nên tôi cũng không muốn làm phiền.
Trong năm đó, tôi gặp một sự cố khá nghiêm trọng với cái Face mà tôi vẫn sử dụng. Tôi phải khóa Face đó lại, và dùng Face cũ. Tôi lại gửi lời mời kết bạn cho Mục sư Liêm và mấy Mục sư của chương trình Viết Cho Niềm Tin, cùng nhóm tác giả. Chờ một thời gian thì mọi người cũng lần lượt xác nhận bạn bè với tôi. Nhưng Mục sư Liêm thì không thấy đáp lời. Tôi nghĩ có lẽ Mục sư bận quá… Và tôi cũng nhanh chóng quên chuyện này, cho đến một ngày nọ, mà cái “ngày nọ” ấy là ngày tháng nào thì tôi cũng không nhớ, Face Book thông báo: Thanh Liêm đã chấp nhận lời mời kết bạn của bạn. Chà! Tại sao bây giờ mới chấp nhận nhỉ? Cứ tưởng Mục sư Liêm không dùng Face!
Rồi tôi lại thấy Mục sư rất chịu khó đọc bài trên Face, nhờ những cái “Like”. Tôi đã nghĩ có thể Mục sư “like” trước rồi đọc sau, hoặc bận quá cứ “like tạm” để đấy mà không có thời gian để đọc. Vì những bài được “like” đó đều khá nhiều chữ. Và tôi nhầm. Mục sư Liêm đã vào bình luận bài đăng trên Face của tôi. Nghĩa là có đọc.
Những chi tiết rất nhỏ đó thôi, cũng khiến tôi suy nghĩ. Vì các Mục sư khác đều rất nhanh chóng nhận lời kết bạn với tôi trên Face, nhưng không bao giờ tỏ thái độ gì. Nếu tôi nhắn tin nói chuyện, thì họ trả lời. Nhưng xa xôi như mỗi người thuộc về một vũ trụ khác. Những bài của tôi, chẳng biết họ có để ý hay không, mà không có dấu hiệu gì. Còn Mục sư Liêm, tuy là người cuối cùng xác nhận kết bạn với tôi, nhưng lại là người đầu tiên nói chuyện với tôi, “để mắt” tới cái Face của tôi như một người bạn thật sự. Thật đặc biệt.
Vì thế, tôi đã rất vui khi Mục sư Liêm nói trên Face của tôi rằng sẽ về Việt Nam vào dịp giáp tết cổ truyền năm 2017 này, và muốn gặp tôi cùng các anh em Tin Lành. Gặp Mục sư Liêm thì tôi rất sẵn sàng, vì qua lần hội ngộ năm ngoái, tôi đã cảm nhận một chút về cách ứng xử của Mục sư. Nhưng còn có cả các anh em Tin Lành nữa! Tôi rất ngại. Vì mọi cuộc gặp với Tin Lành, tôi đều phải rất…nói nhiều. Vì họ hỏi nhiều. Mà toàn những câu hỏi mang ý phản đối. Mỗi lần gặp người Tin Lành về, dù là gặp Mục sư hay tín đồ, tôi đều thấy muốn “ngậm miệng” một thời gian cho cái miệng được nghỉ ngơi hồi sức. Vì đã phải nói quá nhiều trong một thời gian quá ngắn. Tuy Công giáo và Tin lành đều có chung quyển Kinh Thánh, khác cách dịch. Chung nền tảng giáo lý và tín lý. Nhưng những tín điều về Đức Mẹ, về các Thánh, và cách cử hành phụng vụ…thì đều khác nhau. Và tôi nhận thấy hai bên có nhiều hiểu lầm. Mà tôi, một kẻ nhỏ nhoi cao chỉ đến mét rưỡi, làm sao có thể là sứ giả hòa bình cho “cuộc chiến kinh điển” nhất lịch sử tôn giáo này…?
Họ đều sẽ hỏi: “Kinh Thánh không có đoạn nào nói Bà Maria đồng trinh trọn đời, vì có đoạn chép ”Các môn đệ đến nói với Chúa Giêsu: Thầy ơi, có mẹ và các anh em của Thầy đến gặp Thầy…” ( Mt 12, 46 – 50 ). Nghĩa là sau khi sinh Chúa Giêsu, bà Maria và ông Giuse còn sinh thêm những người con của hai người nữa. Kinh Thánh chép Đức Maria giữ mình đồng trinh cho đến khi sinh Chúa Giêsu, chứ không nói là Đức Maria đồng trinh trọn đời…”
Tôi thì vặn lại thế này: “Chính xác thì đoạn nào, câu nào nói sau khi sinh Chúa Giêsu, bà Maria và ông Giuse sinh thêm những người con? Nếu thật sự Chúa Giêsu có các anh em kiểu đó, thì phải có ghi trong gia phả Chúa Giêsu chứ?
Và tôi sẽ “giảng” một bài về sự chọn lựa của Thiên Chúa Cha để chuẩn bị cho Chúa Giêsu một người mẹ đặc biệt, một người cha đặc biệt và một gia đình đặc biệt. Đại loại là, đến những con người như chúng ta còn muốn chọn lựa điều tốt đẹp nhất cho con mình, huống chi đây là Thiên Chúa! Chẳng lẽ Người không muốn có những điều phi thường nơi gia đình, nơi người phụ nữ sẽ sinh ra con Thiên Chúa, nơi người đàn ông sẽ là trụ cột cho gia đình trần thế của Chúa Giêsu?... Chúa Giêsu sống ba mươi ba năm trần gian, mà chỉ ra đi rao giảng có ba năm cuối, mà Người ở trong gia đình những ba mươi năm đấy nhé! Sống trong nhà với Thiên Chúa Cực Thánh, lẽ nào Maria và Giu se lại như những người đàn ông đàn bà bình thường hay sao? Coi thường Maria và Giu se, phải chăng các bạn đang nghi ngờ Chúa Giêsu có chắc chắn là Đấng Cứu Thế, là Thiên Chúa thật hay không?
Rồi nào là vấn đề ảnh tượng, họ bảo: Kinh Thánh nói rất rõ ràng, rằng Thiên Chúa ghét làm hình tượng…
Gọi các Linh mục là cha: không đúng.
Gọi Đức Giao Hoàng là Đức Thánh Cha: phạm thượng, từ đó chỉ có thể nói về Thiên Chúa…
Và họ không tin bàn tay Linh mục lại có thể hóa bánh và rượu thành thịt và máu Chúa Giêsu. Họ không tin một con người là linh mục có thể tha tội cho người khác, chỉ Chúa mới có quyền tha tội. Họ không tin Thánh Thủy, bàn tay Linh Mục không thể biến nước thường thành nước thánh…và hàng một nghìn lẻ một điều họ không thể tin được là công giáo lại tin.
Tôi “giảng” bằng cách liên hệ từ Cựu Ước đến Tân Ước. Môsê có phải là Chúa không, hay là một con người? Thế mà ông ấy cứ giơ tay lên thì quân Israel thắng trận, khi ông mỏi tay mà hạ xuống, Israel thua. Ông Aharon và ông Khua đã phải đỡ tay ông Môsê để ông có thể giơ tay được mãi, nhờ vậy mà quân Israel cứ thắng (Xh 17, 8 – 13). Cây gậy của ông Môsê cũng đã làm nên bao phép lạ trước Pharaol, và khiến biển rẽ làm hai…Chẳng lẽ đối với Chúa, cậy gậy vô tri vô giác lại cao trọng hơn bàn tay những con người? Mà thân thể con người là “đền thờ của Thánh Linh” đấy chứ?... Chúa không thể dùng bàn tay của “đền thờ Đức Thánh Linh”, bàn tay Linh mục để làm trung gian cho quyền năng và tình thương của Thiên Chúa sao? Ừ thì Linh mục là người, không có quyền tha tội cho người khác với tư cách một con người. Nhưng Linh mục ngồi trong tòa giải tội đó với vai trò trung gian, giống cái gậy của Môsê! Linh mục nói: “…Vậy nhờ tác vụ của Hội Thánh, tôi tha tội cho bạn nhân danh Cha, và Con, và Thánh Thần. Nghĩa là chính Chúa Thánh Linh hiện diện tại đó, để tha tội qua người Linh mục!
Tôi cũng nhắc đến việc Phaolô đặt tay chữa lành và ban Thánh Thần cho người ta (Cv 19, 4 - 6). Vậy Phaolô không phải là người hay sao? Ông lấy đâu ra quyền năng đó? Tại sao Thiên Chúa không tự mình ngự xuống trên những ai đón nhận Người qua lời chứng của Phao lô, mà ông cứ phải đặt tay thì họ mới nhận được Thánh Thần, được chữa lành hay được đuổi quỷ? …Tại sao Chúa không sai các Thiên sứ xuống đánh trận với Israel để họ dễ dành chiến thắng, mà ông Mô sê lại cứ phải giơ tay lên?
Và rất nhiều trích dẫn Kinh Thánh tôi nêu ra để đối luận với họ. Họ cho rằng tôi bị nhồi nhét quá kỹ, mà không nghĩ đó là sự xác tín cá nhân của tôi. Là công trình bao tháng năm tôi đào bới Kinh Thánh trong nỗi cô độc. Tôi thật sự không thích việc biến Kinh Thánh thành vũ khí chiến đấu với nhau. Công Giáo và Tinh Lành như hai anh em trong một gia đình của Người Cha Thiên Chúa, nhưng cứ như hai cực cùng dấu của một thanh nam châm, cứ chống lại nhau, đẩy nhau ra xa, hoặc tìm cách khuất phục nhau. Mệt!
Thật lòng mà nói, tôi rất ngưỡng mộ Tin Lành vì họ giỏi Kinh Thánh, họ vững vàng và dạn dĩ trong việc thể hiện đức tin. Họ có tầm nhìn rất “chiến lược” trong việc mở rộng chương trình “Môn đồ hóa” cho các tín đồ. Họ luôn chăm sóc đời sống đức tin của nhau rất chu đáo, và phong cách sống của người Tin Lành rất tử tế.
Ở đây, tôi không muốn nhắc đến các Hệ phái “ đi lạc”, mà chỉ nhìn chung cách tổng quát về các Hệ phái “chính đạo”. Tuy ngay cả những người Tin Lành theo “lạc giáo” ( như các Hệ Phái Chứng nhân Giêhôva, Đức Chúa Trời Mẹ, Phúc Âm Đời Đời, Mặc Môn, Tia Sét Phương Đông…) họ cũng ứng xử khá lịch thiệp.
Tóm lại là tôi thấy thật oan uổng cho đời sống đức tin của Công Giáo và Tin Lành nếu chúng ta cứ loại bỏ lẫn nhau. Cả hai đều có những ưu và nhược điểm cần hỗ trợ bổ sung cho nhau, để cùng nhau bước vững vàng trong ơn nghĩa Chúa.
Nghĩ miên man về chiến tranh ngầm của hai anh em Công Giáo – Tin Lành, tôi đã định không đi giao lưu.
Thế mà chẳng hiểu trời xui đất khiến thế nào, mà tôi lại nhắn vào inbox của Mục sư, tôi cũng không nhớ là mình đã hỏi cái gì, nhưng Mục sư trả lời luôn là đang ở Việt Nam rồi, và cho tôi biết ngài dự định xuống Hải Phòng. Mục sư đã thể hiện rõ sự tôn trọng tôi, khi nói với tôi trước. Để nếu tôi có trở ngại gì vào ngày đó, thì Mục sư có thể thu xếp ngày khác phù hợp với tôi, rồi báo cho các anh em Tin Lành sau, để có thể gặp được đầy đủ những người mà Mục sư muốn gặp. Tôi chuẩn bị cho lời từ chối của mình bằng một câu nói là sẽ thu xếp. Ý tôi là có thể tôi sẽ không đến.
Và đến hôm ấy, cũng không hiểu trời xui đất khiến thế nào, mà tôi cũng lại là người nhắn tin hỏi thăm Mục sư trước. Có thể trong lúc đó, tôi bỗng dưng muốn nói chuyện với ai đó… và nghĩ là nói chuyện với Mục sư Liêm cho nó lành…?! Và câu trả lời của Mục sư là đang ở Hải Phòng rồi. Người hỏi tôi có đến được không? Tôi nói là để tôi thu xếp, mà thật ra chẳng có việc gì phải thu xếp cả. Chỉ là tôi ngại “đấu khẩu” nên không muốn đi. Thế nhưng tôi nghĩ: Người ta từ ngàn dặm xa xôi về đây, trời thì không nắng không mưa, lại ấm áp chứ đâu có rét! Tôi nhắn lại là tôi sẽ đến.
Mục sư Liêm nhắn cho tôi địa chỉ nhà thờ, nơi Mục sư đang ở đó với Mục sư Hiền và mấy anh em Tin Lành nữa. Tôi dắt xe máy ra khỏi nhà. Thôi được rồi, gặp thêm lần nữa xem sao! Điều gì nơi ông Mục sư này khiến tôi muốn tìm hiểu đến vậy? Đấu khẩu một chút cũng không sao. Cả năm qua tôi cũng đã cho cái miệng của mình nghỉ ngơi khá nhiều rồi.
Tôi đi mà không biết rõ nơi tôi cần đến. Địa chỉ không có số cụ thể. Tôi thì không có số điện thoại của Mục sư Liêm. Thật ra năm ngoái thì tôi có số của cả hai Mục sư, nhưng cả năm không liên lạc gì, tôi không chắc là số đó vẫn gọi được. Mà tôi cũng sơ xuất, lẽ ra khi Mục sư Liêm hỏi số điện thoại của tôi, thì tôi cũng nên hỏi số của Mục sư chứ, thật là…!
Ghi nhớ địa chỉ, tôi vừa đi vừa xác định phương hướng trong đầu. Đi theo tên phố, rồi theo tên xóm, tên đường…và tôi bất ngờ dừng xe ngay trước cổng nhà thờ. Tuyệt, tạ ơn Chúa! Mục sư Hiền ra cổng đón tôi, tất nhiên là có cả Mục sư Liêm nữa.
Mục sư Liêm dang cánh tay định chào đón tôi bằng một cái ôm thân thiện, kiểu Úc. Nhưng tôi chưa đi Úc bao giờ, suốt đời tôi chưa từng bước chân ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Nên tôi bối rối chỉ bắt lấy bàn tay ấm áp của Mục sư, mà lờ đi cái ôm kiểu Úc ấy. Cái bắt tay của một đứa chuyên chào hỏi bằng… lời như tôi là khá xa xỉ.
Vào phòng khách nhà thờ, căn phòng khá rộng, đủ cho năm mươi kẻ như tôi lê la. Tôi cười thật tươi để che dấu vẻ ngại ngùng. Vì dường như mọi người đều biết có tôi sẽ đến. Nên không ai hỏi tôi là ai, sao là người Công Giáo ở Việt Nam mà lại quen một Mục sư ở tận bên Úc? Tôi vui vẻ nói chuyện, mà thấy khá mất tự nhiên, và lạnh. Không hiểu sao tôi lại thấy lạnh, khi trời thì rất ấm. Có thể do tôi thấy trời ấm nên mặc ít áo rét. Đường thì xa, nên tôi ngấm lạnh.
Còn cái sự mất tự nhiên kia, khác với phong độ của tôi khi gặp người Tin Lành. Tôi thoáng có cảm giác mọi người đang nghĩ tôi …”phải lòng” Mục sư Liêm. Kệ họ. Muốn nghĩ sao thì nghĩ. Hơi đâu bận tâm đến ý nghĩ của người khác làm gì. Và đúng là tôi chẳng còn bận tâm chuyện đó, khi một chú trong nhóm bắt đầu “khởi kiện”:
“Bên Công Giáo thờ Maria là sai Kinh Thánh…Bà Maria cũng chỉ là tạo vật…”
Tôi trả lời: “Dạ, không phải là thờ đâu ạ, mà là tôn sùng…” Thật ra vấn đề này nhiều người Công Giáo cũng không nắm rõ, nên khiến người Tin Lành hiểu lầm.
Tôi chưa kịp nói tiếp, thì chú khẳng định thêm: “Đúng là thờ mà…”
Tôi chưa kịp mở miệng để kích hoạt “tài khoản giáo lý” của tôi, thì Mục sư Liêm đã cắt ngay lời chú ấy. Thế là chú hiểu ý, tuân phục mệnh lệnh ngầm. “Chiến tranh” vừa mới nhen nhóm đã được dập tắt. Rồi Mục sư Liêm kể chuyện. Hình như ông kể câu chuyện của nhà văn Công Giáo có tên Chesterton của nước Anh, tôi không nhớ nhưng thấy rất vui và ý nghĩa... Tôi lại một lần nữa bị ấn tượng với cách cư xử rất hay của vị Mục sư ấy. Vì trong những lần giao lưu kiểu này, tất cả sẽ đều tham gia thuyết phục tôi, nhất là hàng Mục sư. Vậy mà ở đây, tôi lại được chính vị Mục sư ấy nghiêm sắc mặt che trở. Thế nên mọi người vui vẻ đổi chủ đề.
Tôi vốn đã rất ấn tượng với cách ứng xử của Mục sư Liêm. Khi xuống Hải Phòng, người đã hỏi, “Thoa có đến được không?” Ông gọi tôi bằng cái tên rất gần chứ không nói là :”Mời bạn đến”, hay “Mong bạn cố gắng thu xếp… tôi đã từ xa xôi về đây, để gặp mọi người, mong bạn cùng có mặt để buổi thông công được đầy đủ những gương mặt thân quen…” Đó là cách mà người ta sẽ nài nỉ được ai đó. Và tôi không phải là người thích sự nài nỉ đó. Tôi thích được tự do trong những quyết định của mình. Câu hỏi: “Thoa có đến được không…?” của Mục sư đã rất thành công trong việc mời được tôi. Vì nó cho tôi cảm giác được tự do, với sự chân thành muốn gặp tôi được thể hiện từ trước.
Tôi thấy nể ông Mục sư này. Mỗi lần gặp, ông đều để lại trong tôi những ấn tượng rất nhỏ, mà tiếng vang thì rất lớn. Mục sư không nói nhiều, không thao thao bất tuyệt những Kinh Thánh và Lời Chúa. Mà tham gia vào câu chuyện của mọi người cách rất nhịp nhàng, vui vẻ. Tôi cũng không phải “giảng” gì cả, mà vui vẻ lắng nghe, nói ít thôi, để còn quan sát và cảm nhận…
Mục sư mời tôi và mọi người, là khoảng gần mười người, đi ăn trưa. Tôi được mời đích danh, và Mục sư Liêm nói thẳng là cuộc gặp này chủ yếu để mời tôi đi ăn, chúc mừng tôi đã đạt giải nhì với một tác phẩm truyện dài trong cuộc thi của Giáo phận Xuân Lộc. Tôi thấy mình thật thiếu sót khi không thể đem theo tác phẩm đó đến đây, tặng nó cho Mục sư. Và cho đến bây giờ, khi tôi đang thức đến gần 3 giờ sáng để gõ câu truyện này, thì tôi vẫn còn không biết bản thảo 250 trang đó, nó đã được in ra sách chưa…?
Sau bữa trưa, là café trò chuyện. Vài người tỏ rõ sự nhiệt thành muốn Mục sư đến thăm nhà. Tôi lại “bơ” đi. Không mời và cũng không nói gì về việc đến nhà tôi. Vì nhà tôi là nơi tôi dành riêng cho con trai tôi chơi đùa, nên không có bàn ghế và những thứ để có thể tiếp đón người lớn. Đồ chơi thì la liệt khắp nhà như những cái bẫy, bước đi không để ý là dẫm vào đau điếng người. Nên tôi lại một lần nữa là người thiếu sót.
Tôi nghĩ có thể sẽ không bao giờ gặp lại. Mà cuộc đời thì mấy ai biết được ngày mai. Năm trước, khi lần đầu gặp nhóm, tôi cũng không nghĩ sẽ gặp lại Mục sư vào năm sau. Và sau cuộc gặp năm nay, ai biết sẽ có thêm những lần hội ngộ hay chẳng bao giờ nữa? Nhưng dù có gặp nữa hay không, trong lòng tôi luôn ghi nhớ sự trân trọng mà Mục sư Liêm đã dành cho tôi. Sự trân trọng đó đem lại cho tôi nhiều bài học nhỏ mà vô cùng sâu sắc trong cách cư xử giữa người với người, giữa người Công Giáo và người Tin Lành.
Nếu biết trân trọng nhau, Công Giáo và Tin Lành đã không căng thẳng đến thế.
Tôi biết tôi đã viết ra đây một câu truyện thật tẻ nhạt, với vài chi tiết nhỏ. Nó hoàn toàn là câu chuyện thật, (chỉ khác cái tên của Mục sư) vừa mới diễn ra và vẫn đang tiếp diễn. Nó cũng là góc nhìn nhỏ hẹp của tôi về một vùng tâm linh rất rộng lớn mang tên Công Giáo và Tin Lành.
Lúc này, tôi đang ngồi một mình trong nhà, giữa màn đêm tĩnh mịch, với một vài ngôi sao lấp lánh trên nền trời thăm thẳm đen.
Tôi mơ màng nghĩ đến một sự hòa hợp, vào ngày mai… khi ánh bình minh lại rạng rỡ chiếu tỏa khắp mặt đất. Và người ta, dù Tin Lành hay Công Giáo, cùng nắm chặt tay nhau tiến về phía Ánh Sáng Chân Lý…















































Mã số: 17-173
Đêm.
Chị không tài nào ngủ nổi. Còn mười lăm ngày nữa anh đi, nếu anh quyết định ra đi. Chị không níu kéo, hay nói đúng hơn, chị không biết có nên níu kéo anh hay không…?
“Tít…tít…tít…!” Điện thoại báo có tin nhắn. “Em ngủ chưa?” Anh nhắn tin.
“Em không ngủ được, anh vẫn chưa ngủ à, 2 giờ sáng rồi…”
“Anh vừa học xong. Sao em ngủ muôn thế? Nhớ anh à…?” Anh đùa.
Chị mỉm cười với tin nhắn trêu chọc của anh, mà trong lòng dâng lên một nỗi buồn khó tả. Chị nhắn lại: “Không biết có được nhớ anh không nữa…?”
Anh không trả lời, chỉ chúc chị ngủ ngon. Chị cũng không nhắn gì thêm, ngoài lời đáp lễ chúc anh ngủ ngon.
Hai mươi tư tuổi, chị vừa rút hồ sơ ra khỏi tu viện, trở lại cuộc sống bình thường được sáu tháng. Bố mất, mẹ phải lên bàn mổ vì khố u. Em trai chị đang học cao đẳng. Chị phải trở về chăm sóc mẹ. Nói cách khác, đức tin của chị quá yếu, không phó thác nổi nên đành ngậm ngùi …xuất tu.
Nói là ngậm ngùi, vì chị thích tu lắm. Chị đã phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều mới về nổi. Và đến mười lăm năm sau, chị cũng không chắc mình có quyết định đúng hay không? Chỉ biết là, trong thời điểm hiện tại khi ấy, chị phải về nhà.

Tu xuất. Chị hơi ngại, nhưng vẫn đi dạy giáo lý và tham gia các công việc phục vụ dân Chúa bình thường. Chị thường xuyên gặp anh trong công tác. Rồi không biết từ bao giờ, anh và chị nói lời yêu mến nhau. Anh đang là một tu sinh, chị biết. Anh yêu Chúa và muốn dâng trọn cuộc đời mình thờ phượng Chúa. Chị biết. Nhưng trái tim chị thuộc về anh từ khi nào thì chị hoàn toàn không biết…
Miên man với những dòng suy nghĩ, chị thiếp đi trong mệt mỏi…
7 giờ sáng. Đang mơ thấy mình vẫn ở tu viện, chi giật mình vì tiếng còi xe máy gọi cửa. Vội vàng thay đổ, chị đánh răng rửa mặt cấp tốc, ra mở cửa. Anh! Chị “Ơ…” lên một tiếng rồi mỉm cười.
_ Không mời anh vào nhà à? Anh nhìn chị trìu mến nói.
_ Vâng, anh vào đi…
Anh và chị, ngồi đối diện nhau. Anh không nói gì, chỉ nhìn chị, nhìn thật lâu, thật sâu vào mắt chị. Ánh mắt anh, vừa như có cả trăm câu hỏi, vừa như có cả ngàn lời muốn nói. Chị cúi xuống, không dám nhìn vào đôi mắt anh. Hay có lẽ chị đang muốn che dấu điều gì đó đang thổn thức trong lòng…?
_ Em có muốn anh đi tu tiếp không…? Anh hỏi bất ngờ, giọng nói anh ấm áp phá tan bầu không khí trầm lặng.
Chị sửng sốt nhìn anh, sự ngạc nhiên xen lẫn chút hy vọng, tựa vạt nắng đầu thu vừa bừng lên ngoài cửa. Nhưng chị kịp tỉnh táo lại, buông một tiếng thở dài:
_ Em muốn đâu có quan trọng bằng Chúa muốn… Chúa đã chọn anh và anh đã chọn Chúa thì em phải ngoan ngoãn “ra dìa” thôi… Có không muốn thì cũng phải chấp nhận mà…
_ Nghe tội nghiệp nhỉ…Giọng anh buồn buồn. Giá như mình gặp nhau sớm hơn, trước khi anh hứa dâng mình cho Chúa… Anh lặng người đi…
Chị nhỏ nhẹ:
_ Thiên Chúa luôn có một chương trình cho cuộc đời của mỗi người, anh biết điều đó mà…Mọi sự đều diễn ra theo trình tự của chương trình ấy…
_ Ừ, anh biết…
Anh thở dài. Hai cánh tay chống xuống đầu gối, ôm lấy khuôn mặt. Dáng vẻ anh trông rất đau khổ…
Anh chưa bao giờ biết thương nhớ ai như đã và đang thương nhớ chị. Anh đi tu vì sự thôi thúc mãnh liệt thiêng liêng trong lòng. Anh biết đến tình yêu của Chúa qua kiến thức, qua sự suy niệm về cuộc sống. Anh tưởng là anh đã yêu được Chúa rồi, cho đến khi gặp chị.
Suốt ngày anh thẫn thờ nhớ chị. Đêm đêm anh trăn trở vì chị. Anh vui với niềm vui của chị. Anh đau lòng khi thấy chị khóc. Anh luôn muốn dang cánh tay che trở cho chị suốt cuộc đời. Và không cần phải đọc sách, anh cũng biết là anh đã yêu chị. Lúc đó, anh mới chợt nhận ra anh đã chưa thật sự yêu Chúa như anh tưởng…
Thế nhưng tình yêu của chị lại mở ra bức màn che phủ cung thánh tâm hồn anh. Anh cảm nhận được Chúa rõ hơn, gần hơn trước rất nhiều… Anh thích cầu nguyện, như thích gặp chị. Anh muốn cống hiến cho Chúa, và cũng muốn hy sinh cho chị. Anh muốn dành trọn cuộc đời để phục vụ Chúa, nhưng cũng muốn sống bên chị suốt đời…
Những giằng xé cứ dần lớn lên trong anh. Anh càng muốn gần chị bao nhiêu, lại càng khao khát Chúa bấy nhiêu… Anh đã nghĩ đến việc không đi tu nữa, kết hôn với chị. Nhưng không, tiếng gọi thiêng liêng trong sâu thẳm tâm hồn vẫn không nguôi mời gọi anh dâng hiến bản thân trong đời Linh mục…
Không gian cứ chìm trong im lặng. Chị đã muốn nói với anh rất nhiều, mà bây giờ câu chữ cứ lạc đi đâu mất trên quãng đường từ cõi lòng đến cửa miệng. Chị rất muốn bảo anh hãy ở lại… Chị rất muốn cho anh biết, anh có ý nghĩa như thế nào đối với chị. Chị muốn có anh vô cùng, anh biết không…?
Ngoài cửa sổ, những cơn gió heo may thổi hương ngọc lan ùa vào nhà thơm ngát. Chị lặng lẽ nhìn đăm đăm vào khoảng không trước sân. Chỉ là gió heo may, mà sao chị thấy lạnh thế…? Cái lạnh từ ngoài cửa ùa vào, hay cái lạnh từ trong lòng toát ra…?
Mải mê với những suy nghĩ không đầu không cuối, chị bỗng thấy ấm ấm… Anh! Anh đã đến bên chị và vòng tay ôm lấy chị từ lúc nào…? Chị quay người lại để nhìn vào đôi mắt anh, đôi mắt đã luôn là cả bầu trời trong chị.
Hai đôi mắt nhìn nhau chan chứa những điều không thể diễn tả. Và hai tâm hồn bỗng hòa vào làm một…khi hai đôi môi bắt đầu chạm vào nhau…say đắm…
Nhưng anh chợt dừng lại. Mắt vẫn nhắm chặt và hai bàn tay nắm chặt nhau như đang gồng lên kìm nén.
_ Ôi lạy Chúa…Anh thì thầm… Xin giúp con, đừng để con sa ngã…
Chị bình thản nhìn anh, người đàn ông duy nhất mà chị muốn dâng hiến cuộc đời. Người đang vì sự trung tín với Chúa mà muốn bỏ lại chị. Người đang vì kính sợ Chúa mà khước từ chị. Chị đã yêu anh vì anh yêu Chúa. Và tình yêu của chị dành cho anh đủ lớn để chị giúp anh vượt qua điều này…
Đẩy anh ra, chị nghiêm trang nhìn sâu vào đôi mắt anh bằng ánh mắt dịu dàng. Còn anh thì như đang nửa muốn ôm chặt lấy chị, nửa muốn bỏ chạy thật xa…
_ Chuyện này…nguy hiểm quá em à…Anh phải giữ cho em… để em… lấy chồng…Anh nói mà giọng lạc hẳn đi trong đau khổ... Từng lời của anh như những nhát dao cứa vào lòng chị…
Anh lần bước ra về…với con tim đau đến nghẹn thở…
Tiễn anh, chị mỉm cười với hai dòng nước mắt chảy dài trên má…
Thời gian lặng lẽ trôi…
Tối, mọi người trong nhóm cầu nguyện chia tay anh. Đêm nay anh lên máy bay. Bình thường chị hay hát bè một mình. Hôm nay anh đổi tông chuyển sang hát bè hai với chị. Nhưng chị im lặng, không hát cùng anh…
Sau buổi cầu nguyện, mọi người đều ở lại, chỉ mình chị ra về trước. Ai cũng ngỡ ngàng và muốn giữ chị lại cho vui. Nhưng không, chị vẫn về. Không phải vì chị không muốn ở bên anh, mà chị sợ. Chị sợ không nén lòng nổi, để vỡ ra những giọt nước mắt, sẽ khiến anh phải mang tâm trạng áy náy khi ra đi…
11 giờ đêm. Anh nhắn tin “Anh chuẩn bị lên máy bay rồi, em ổn không?…”
“Em ổn. Chúc anh thượng lộ bình an và cố tu thành… hoa quả nhé”
Anh gọi cho chị, chị lắng nghe như nuốt từng lời của anh vào lòng. Chị biết, sau cuộc điện thoại này, anh và chị sẽ rẽ sang hai ngả đường khác nhau, không bao giờ đến gần nhau được nữa. Sau cuộc nói chuyện này, anh sẽ trở về đúng vị trí của anh, cũng như chị phải ở đúng vị trí của chị. Giữa hai người sẽ có những khoảng cách không thể phá bỏ. Và chị cũng biết, sau những giây phút ngắn ngủi này, chị sẽ mất anh mãi mãi…Mà thật ra, chị có bao giờ có anh đâu mà mất…?
_ Sao em ít nói thế…? Em đang buồn à…? Giọng anh ấm áp vang lên trong điện thoại.
_ Không…chị ngập ngừng. Em muốn nghe anh nói hơn…
Anh mỉm cười, và nói bằng giọng rất trìu mến:
_ Cảm ơn em rất nhiều…Qua tình yêu của em, anh cảm nhận được tình yêu của Chúa cách rõ ràng hơn…Nếu không phải là em, anh chắc không thể đi tiếp con đường này…
Lời nói của anh khiến trái tim chị như vỡ ra từng mảnh…Phải rất cô gắng, chị mới nén được tiếng khóc. Chị lặng lẽ nói:
_ Anh đi nhớ giữ gìn… sức khỏe nhé…
_ Ừ, em ở nhà cũng vậy nhé…!
_ Anh cũng…không được yêu cô nào đâu đấy…Em chỉ nhường anh cho một mình Chúa thôi… Chị dặn dò.
_ Đồng ý! Anh mỉm cười nói tiếp. Anh muốn nói với em điều này, lần cuối cùng…
_ Vâng, anh nói đi…
_ Anh …yêu em…Anh thật sự rất yêu em… Cảm ơn Chúa đã cho anh gặp em…Giọng anh trở nên xúc động.
_ Em cũng vậy, em cũng rất yêu anh…
Cả hai cùng im lặng, cùng cảm nhận một nỗi đau như nhau…
Chợt có tiếng loa phát thanh vang lên trong điện thoại. Anh vội nói:
_ Anh phải lên máy bay và tắt điện thoại rồi, em à…
_ Vâng, anh đi nhé…Anh đi bình an…
_ Chúa ở cùng em…
_ Và ở cùng anh…
Anh im lặng một lúc lâu như để chờ xem chị có muốn nói gì nữa không? Nhưng chị cũng im lặng. Anh tắt điện thoại. Chị rơi sụp xuống nền nhà… Trái tim như bị bóp nghẹn trong sự tan vỡ đến nghẹt thở. Chúa ơi…Lúc này, chị mới òa khóc…Nỗi đau bị dồn nén quá lâu, giờ thi nhau tuôn rơi…Chới với…Chị ước gì anh đừng đi…ước gì cái máy bay ấy bay ngược lại, trả anh về…
Mười năm trôi qua như một cơn ác mộng dài. Chị sống trong cô đơn và đau khổ vì sự ra đi của mối tình đầu.
Đêm đêm chị vẫn mơ thấy anh.
Ngày ngày chị vẫn vô thức hướng về phía nào đó có anh….
Trong nỗi nhớ thương đến tuyệt vọng…
Một ngày kia, chị khăn gói quả mướp đi theo một người đàn ông hơn bố mình một tuổi. Hơn chị hai mươi bảy tuổi. Chị gặp ông trong cuộc họp trao giải Thơ Công giáo, tại bữa cơm thân mật trong Tòa Giám Mục Hải Phòng. Lẽ ra chị phải gọi ông bằng chú, nhưng chị lại đi cùng chị bạn thân của ông, nên ông gọi chị là em, gọi theo chị kia. Thế là chị cũng xưng hô Anh – Em.
Sau lần gặp đó, anh và chị đã có những cuộc trò chuyện bên những ly café, những tin nhắn và những cuộc gọi cả giờ đồng hồ.
Anh là một tín đồ Tin Lành, với tất cả sự thông thái của những người hầu việc Chúa. Anh sâu sắc và tử tế. Chị nhận thấy nơi anh có nhiều điều mà những người đàn ông khác không có. Anh kể cho chị nghe về cuộc hôn nhân bất hạnh của mình. Anh đã trót dại với một người phụ nữ, và phải lấy cô ấy để chịu trách nhiệm với cái thai. Cuộc hôn nhân ấy không có sự chứng kiến của Chúa và Hội Thánh.
Vợ anh đã phản bội anh khi con anh còn rất nhỏ. Anh đã không thể chấp nhận được điều này. Anh nói đã ly thân với vợ gần mười năm qua, đang làm thủ tuc ly hôn, nhưng cố chờ cô con gái thi xong tốt nghiệp và đại học thì mới chính thức ra tòa. Là một người bố, anh không muốn con chịu cú sốc này trước hai kỳ thi quan trọng.
Anh đề nghị cứ chung sống với nhau, vì anh đã gần sáu mươi rồi…nếu chần chừ thì khó có con… Anh nói sẽ cùng chị lên Bắc Giang thuê nhà ở, không cưới hỏi, và tất nhiên là không thể đăng ký kết hôn. Chị tin tưởng anh. Chị đồng ý chung sống với anh, dù chị biết, mình chưa yêu anh. Nhưng không sao, chị nghĩ cứ sống tử tế với nhau thì tình yêu sẽ nảy nở.
Ai đó đã nói: “Cách tốt nhất để quên đi một người đàn ông là đến với một người đàn ông khác.” Chị đã hy vọng cuộc sống bên anh sẽ giúp chị xóa được hình bóng của mối tình đầu. Nhưng chị lầm. Cuộc sống bên người đàn ông khác chỉ càng khiến chị nhớ nhiều hơn…
Sống bên người này, mà lại nghĩ đến người kia, khiến chị cảm giác như đang sống trong sự giả tạo dối trá.
Chị đòi chia tay.
Nhưng, chị đã có thai.
Ông không đồng ý chia tay, vì muốn chăm sóc hai mẹ con. Chị đành ở lại trong vai trò người phụ nữ của ông, mẹ của con ông. Không danh phận, không ký kết, không quyền lợi ràng buộc gì…Vợ bé.
Từ khi đó, chị mất hết bạn bè. Chị bị lên án và chê trách là chen ngang vào gia đình người khác. Nhưng cho dù có cộng tất cả mọi lời phê phán lại, cũng không bằng một góc những điều chị tự trách mình.
Chị thấy mình thật ngu ngốc khi quyết định hạnh phúc lớn nhất của đời mình một cách hời hợt như người ta mua một mớ rau.
Chị xót xa cho con mình khi nhận tờ giấy khai sinh không có tên bố.
Cô giáo sẽ hỏi nó: “Bố em đâu..?”
Bạn bè sẽ trêu chọc nó: “Thằng con ngoài giá thú…!”
Nó sẽ buồn tủi biết bao nếu biết sự có mặt của nó trong cuộc đời không phải bởi tình yêu chân chính, mà do lỡ lầm của mẹ…
Chị hối hận…hối hận vô cùng vì đã coi nhẹ lề luật Chúa. Hóa ra lề luật không phải là nhà tù giam giữ hạnh phúc của con người. Lề luật là hàng rào mà Chúa là một người Cha đầy khôn ngoan đã đặt ra, để bảo vệ hạnh phúc của các con trong sự bình an yên ổn.
Mỗi lời dạy của Chúa, dù là rất nhỏ thôi, cũng sẽ đem lại cho con người niềm hạnh phúc bền vững, nếu con người biết trân trọng giữ gìn.
Khi con người vi phạm lề luật, chính con người sẽ nhận lấy bất hạnh, chứ không phải là Đấng tạo ra lề luật. Nhưng Thiên Chúa, với tình thương của một người Cha, sẽ đau đớn hơn gấp bội lần, những nỗi đau mà con người phải chịu, khi con người ngu ngốc đạp đổ hành lang an toàn mà Ngài đã dựng nên.
Từng ý nghĩ như những lưỡi dao, cứa vào linh hồn chị…thôi thúc lòng chị đến với bến bờ của những nỗi ăn năn…
Thiên Chúa Cha đã sai Chúa Giêsu xuống trần, vì thương xót kẻ tội lỗi như chị…
Đức Giêsu đã chịu đánh đến nát người… cũng vì những kẻ tội lỗi như chị…
Và Đức Giêsu cũng đã chọn cái chết đau đớn nhất, để chuộc lại linh hồn chị bằng cái giá đắt nhất…
Vậy mà chị đã làm gì với cuộc đời của mình thế này…? Chị đã coi thường lời dạy của Chúa, mà hời hợt trao phó cả linh hồn và thể xác mình cho bàn tay vô trách nhiệm của số phận! Số phận, thật ra chỉ là kết quả của một chuỗi những chọn lựa của con người. Từng lựa chọn sai, là từng bước chân đặt vào con đường bất hạnh. Mỗi chọn lựa đúng, sẽ dẫn người ta đi trên những đoạn đường đúng. Càng nhiều lựa chọn đúng, cuộc đời con người sẽ càng được bình an. Mà bình an, là thứ cả đời chị hằng khao khát…
Chị sấp mình trong đêm, nước mắt chan hòa mặt gối…
Chị sấp mình trước người Cha là Thiên Chúa Cực Thánh, nghẹn ngào thốt lên: “Lạy Cha…xin tha thứ cho con…con rất đau đớn vì đã đắc tội với Cha…Con xin lỗi…Con vô cùng xin lỗi Cha…Dù bây giờ có xin lỗi thì cũng không thể thay đổi được gì…nhưng con vẫn muốn được nói với Cha trăm ngàn lời xin lỗi…” Rồi chị nức nở khóc…
Chị đã gắng gượng sống những chuỗi ngày khổ đau và cô độc.
Hoàn cảnh của chị khi ấy rất thảm hại. Căng thẳng mọi phía. Không có tiền để thuê nhà, nên phải ở cùng mẹ và vợ chồng em trai. Chị không kiếm được việc làm vì không ai trông con cho chị đi làm. Tiền thì cháy túi không có nổi một nghìn mua kẹo cho con... Bạn bè cả năm không ai gọi điện hỏi thăm. Ngày nọ qua ngày kia chị chịu đựng sự mạt sát hằn học của mẹ. Đêm đêm chị lại giật mình vã mồ hôi vì những cơn ác mộng… Chị sống mà không bằng chết…Chị chỉ muốn ôm con nhảy cầu, để hai mẹ con chết cùng nhau cho thoát khỏi bể khổ…
Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót không bao giờ để con cái Người cùng quẫn tuyệt vọng quá. Trong một giấc mơ, Chúa nói với chị rằng: “Giọt nước mắt của con đã rơi thẳng vào trái tim Cha…Lời cầu nguyện của con đã thấu tai Cha…Thời gian tới đây, Cha sẽ trợ giúp con…”
Rồi một lần, chị vô tình biết đến cuộc thi viết truyện ngắn trên trang songdaoonline.com. Chị gửi ba bài dự thi và bất ngờ đoạt giải nhì. Với số tiền thưởng hơn mười triệu, chị trả hết mấy món nợ lặt vặt khi con ốm. Mua một cái máy may công nghiệp đã qua sử dụng, cho rẻ. Mua một máy vắt sổ và máy khâu con bướm từ thời… thế chiến thứ hai, chất lượng vẫn ổn. Chị bắt đầu với những bao vải thừa, vải vụn mà còn mảnh to. Cắt quần áo trẻ con giao hàng chợ.
Ưu thế của chị là mua được vải giá rẻ, nên chị chỉ cắt quần áo trẻ con và bán với giá khó ai có thể cạnh tranh nổi. Năm nghìn một cái quần. Mười nghìn một bộ quần áo. Với giá đó, hàng của chị làm ra không kịp bán.
Tuy vậy, chị vẫn yêu thích văn chương và luôn để ý các cuộc thi văn thơ. Cuộc thi nào phù hợp, chị lại tranh thủ thức đêm để viết lách.
Càng ngày, mọi người càng tôn trọng và hiểu chị hơn. Không ai lên án hay hằn học chị nữa. Họ chỉ cười và vui vẻ nói: Đúng là ở hiền gặp lành!
Giờ đây, chị và bố của con chị đã hình thành một tình bạn cao đẹp. Cùng nhau cố gắng để con trẻ không bị thiếu thốn tình cảm giữa cảnh bố mẹ mỗi người một nơi. Ông đang trong chương trình đào tạo Mục sư của Hội Thánh, hệ phái Martin Luther, chị thì vẫn là người Công giáo. Ông cũng không bỏ vợ nữa, vì chị kiên quyết không thể đến với ông. Chị chỉ có thể xem ông là một người bạn tốt. Dù sau khi chia tay, và cho đến bây giờ, chị vẫn không hề có bạn trai… Ông nói chị nội tâm quá, nên khó hiểu. Nhưng ông cũng rất tôn trọng chị, không bao giờ có thái độ gì vượt khỏi giới hạn tình bạn.
Còn riêng chị, đã bước qua được giai đoạn khó khăn nhất. Đủ để chị suy nghĩ trưởng thành hơn. Thật ngu ngốc nếu trói buộc hạnh phúc của đời mình với một con người mong manh, cho dù họ có tuyệt vời thế nào đi nữa. Chị đã đặt cả cuộc đời mình trong trái tim Thiên Chúa. Hạnh phúc của chị là ở nơi Đấng hằng thương xót chị. Chị không cần phải có một người đàn ông nào ở bên. Chị hạnh phúc vì có Chúa. Chị luôn khắc ghi những lời răn dạy của Chúa làm “kim chỉ nam” cho mọi lời nói hành động của mình. Vì chị đã phải trả một cái giá quá đắt, để học được một bài học rất đơn giản: “Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước, là ánh sáng chỉ đường con đi.” ( Thánh vịnh 119, 105 )
Giờ đây, con chị đã bốn tuổi. Cuộc sống của hai mẹ con chị rất bình an, trong bàn tay quan phòng trở che của Thiên Chúa. Chị học cách làm mẹ, trong cách làm Cha của Thiên Chúa. Và chị học cách để làm con Thiên Chúa, trong đứa con nhỏ rất đáng yêu của chị.
Xin dâng lên Chúa muôn ngàn lời cảm tạ tri ân…Thật vinh phúc cho kẻ được sống trong sự phù trợ của Thiên Chúa.
“Tôi ngước mắt nhìn lên đỉnh núi,
Ơn phù trợ tôi bởi nơi nao…?
Ơn phù trợ tôi ở nơi Danh Chúa
Là Đấng dựng nên đất trời…” (Thánh vịnh: 120)



VVYT 17-090



-Vương à? Sáng nay em đi xe buýt với anh nhé!

Tiếng anh vọng vang qua khe cửa.

Vù......, nó vội chạy nhanh lên lầu ba để mặc quần áo cho kịp chuyến xe buýt. Cứ mỗi chủ nhật là cộng đoàn nó đi học xa, người xe máy, kẻ xe đạp, anh em không có xe thì đi ké với người có xe. Bình thường nó cũng đi xe máy chứ, nhưng sáng nay anh bảo:

“ Hôm nay trời nắng quá, anh không đi xe đạp, em đi xe buýt với anh cho vui nhé”. Nó: dạ!

Dạ xong nó bỗng có chút chần chừ, vì trời hôm nay sao trong xanh đến lạ, không một chút gợn mây, cảnh vật đều bắt nắng từ sáng sớm. Nhìn cái nắng thì nó cũng sợ nhưng nó sợ đi xe buýt hơn, vì từ nhỏ nó đã ghét mùi xăng xe. Nó - người bé nhất cộng đoàn, nhưng mỗi khi ai nhờ đến, là nó không chần chừ, đặc biệt là những điều chất chứa yêu thương. Nên sáng nay nghe tiếng anh, không có lí do gì mà nó từ chối cả.

Thật may đối với nó, vì lâu rồi mới được thảnh thơi trên xe buýt mà trò chuyện với anh.

- Nắng này chưa ăn thua gì so với nắng miền trung quê em đâu! Nắng gay gắt lắm.

- Quê anh không nắng như vậy đâu – anh mỉm cười nhìn nó.


Không hiểu sao mà tình cờ đến vậy, tối hôm qua, nó vừa gọi cho bố của người bạn thân nhất hồi cấp ba. Chú kể với nó ở nhà cũng đang nắng lắm, nắng như hồi tụi con còn học cấp 3 đấy. Thế là trên chuyến xe buýt kéo dài 30 phút, xen lẫn với dòng người vội vàng trong sáng ban mai là bao nhiêu hồi ức đẹp hiện về trong đầu óc nó.

Nó còn nhớ, đó là một ngày hè nắng oi ả, nóng bức, hòa cùng lũ bạn trên đường đi học về.

Tuấn bảo: “Hôm nay đi về nhà đi còn hôm sau vào nhà ông bà tớ nghỉ trưa đi học cho gần.”

Hôm đó nó cũng chẳng hiểu gì, chỉ ừ cái mà chẳng đoái hoài.

Tuấn là bạn cấp ba cùng nó, nhưng mãi đến lớp mười hai nó mới chơi thân. Vì lớp mười và mười một nó học lớp A2, còn Tuấn A1. Nó chỉ ấn tượng về Tuấn là một cậu lớp trưởng nhiệt tình, năng động thôi. Nhưng mãi lên lớp 12, được học cùng lớp nó mới nhận ra Tuấn cũng là một người hiền lành, cũng trải qua bao nhiêu cảm xúc vụn vỡ của gia đình. Hồi đó nó với Tuấn ngồi cùng bàn, mới ngày đầu qua lớp mới nó đầy những bỡ ngỡ, vì lớp được mệnh danh là những học sinh giỏi nhất trường. Nó thì chẳng giỏi khối A đâu, nó chỉ chăm học thôi. Nên những ngày đầu, nó im thăn thắt trong một lớp đầy tài năng như thế. Nhiểu lúc nó cảm thấy lạc lõng trong những giờ học những môn khối A, chỉ hào hứng chút trong những tiết Văn mà thôi, vì từ nhỏ nó đã thích học văn mà. Vì thế, thi thoảng nó chỉ nói chuyện dăm ba câu với Tuấn.

Hồi xưa đi học, nhà cách trường đến bảy cây số, ngày nào nó cũng sáng đi - trưa về, chiều đi - tối về. Những con dốc dài trên dặm đường đến trường luôn in đậm trong kí ức tuổi học trò của nó; vì mỗi lần muộn học nó đều cố rướn cổ vượt dốc, có những hôm xe bị đứt xích nên nó phải nghỉ cả tiết đầu. Trời mưa dầm dề thì đi được đoạn lại đứng moi đất trong xe ra cho dễ đi. Cũng vì thế mà đôi chân nó được tập thể dục, cứ đá bóng là nó chạy thoăn thoắt, từ đầu sân đến cuối sân, nhiều lúc khán giả ở ngoài chẳng biết nó ở đội nào.

Năm 12, vì học nhiều nên sức khỏe của nó yếu hơn, lại được xếp vào lớp A1 nữa nên nó lại càng phải học nhiều, dường như đêm nào khi tiếng gà gáy canh khuya thì nó mới bắt đầu chợp mắt. Hình như Tuấn cũng là một người nhạy bén, một lớp trưởng đầy trách nhiệm nên Tuấn mới muốn nó ở lại nhà ông bà nội cho gần trường. Hồi đó, nhà ông bà nội Tuấn gần trường, là nhà giáo đã về hưu, còn bố Tuấn đang làm chủ tịch xã, cả nhà đều là đảng viên. Tuấn bảo với nó: để về nói với bố mẹ xin cho nó nghỉ trưa nơi nhà ông bà, đỡ phải đi về đường xa. Sau này nó biết, bố Tuấn là một người rất khó tính, chắc trong đời Tuấn chưa một lần xin bố mẹ hộ cho một người khác, vì Tuấn sợ bố lắm. Nhưng không hiểu sao, ngày đó Tuấn lại xin cho nó. Thế là từ đó, những trưa nắng nóng nó cũng vào ăn cơm với ông bà nội Tuấn. Chạy dọc theo chiều dài thời gian, lớp 12 rồi cũng kết thúc, tổng kết cuối năm nó và Tuấn đều được học sinh giỏi toàn diện. Sau đó, nó và Tuấn cùng tất tả ôn thi đại học. Thời gian ôn thi đại học, nó về nhà bố mẹ Tuấn, cùng Tuấn ôn thi. Ở cùng với bố mẹ Tuấn, nó vui lắm, lúc nào đến giờ cơm, mọi người đều nhắc nhở nhau im lặng cho nó làm dấu trước khi ăn. Trong những giờ ăn, dù với bố mẹ hay ông bà Tuấn, nó cứ kể những việc tốt mà cha xứ hay dặn dò, kể về tuổi thơ của nó được học giáo lý như thế nào. Bởi thế mà một gia đình gốc đảng viên như thế cũng bắt đầu hiểu và yêu mến đạo Công Giáo.

Vì bố Tuấn làm chủ tịch nên bận rộn, dường như công việc đồng áng là mẹ Tuấn lo hết. Có hôm, nó với Tuấn rủ nhau nghỉ học để đi nhổ lạc cùng mẹ Tuấn. Sáng sớm, Tuấn mang cho nó cái áo rách vai để mặc, đang mặc thì tiếng bố Tuấn từ ngoài sân vọng vào:

- Vương? Sao mặc áo rách đi học con?

Nó cười híp mắt:

- Hôm nay cháu ở nhà đi nhổ lạc.

Nói xong với nó, chú cười và đánh xe đi làm.

***  

Chắc có lẽ kỉ niệm khó quên của nó là ngày nó chuẩn bị vào Huế thi đại học, nó thấy Tuấn đạp xe hì hục ra nhà nó, mua cho nó tất cả những thứ cần thiết để mang theo vào phòng thi. Vậy nên, sau này đi đâu, nó cũng luôn tự hào về một thời cấp 3. Vì thế, dù Tuấn có thay đổi như thế nào, nó vẫn luôn tin rằng, trong Tuấn có một giá trị thiện rất đẹp, chất chứa sau những giờ làm bận rộn, chen chúc của cuộc sống.

Bước vào đại học, mỗi đứa đi mỗi miền khác nhau, thi thoảng chỉ thông tin cho nhau biết tình hình. Lần nó nghe tin mẹ Tuấn bị ung thư, nó vội gọi về cho bố nó, nhờ bố vào thăm mẹ Tuấn. Mặc dù bố nó chưa một lần ghé nhà Tuấn, nhưng khi nghe tin, bố đạp xe gần 7 cây số để vào thăm thay nó.

Dường như Chúa gửi nó đến với gia đình Tuấn, nó kể cho Tuấn nghe những câu chuyện về Chúa, về những việc tốt của các ma Sơ. Tuấn ngày càng yêu thích những điều đó, nên hồi đại học, nó luôn thấy Tuấn tiên phong lên vùng cao làm tình nguyện giúp trẻ em dân tộc thiểu số. Vào những dịp lễ lớn, nó luôn nhận những email chúc mừng của Tuấn, rồi Tuấn còn kể vào nhà thờ cầu nguyện cho nó nữa. Chính bởi niềm tin, mà nó được nghe những tâm sự mà có lẽ Tuấn chưa bao giờ dám thổn thức với ai.

Đi học xa, mỗi lần được thảnh thơi là nó cứ gọi điện về thăm hỏi mẹ Tuấn, nó cứ kể như kể với mẹ ruột mình vậy. Những cuộc điện thoại dài, chất chứa đầy yêu thương, Bố mẹ Tuấn cũng xem nó như con trong gia đình, cho nên dù đi đâu, về đâu, cứ mỗi dịp về nhà là nó nhất định phải ghé thăm nhà bố mẹ, ông bà Tuấn. Vậy nên giờ nó như là một thành viên của đại gia đình Tuấn rồi.

Ngày kết thúc đại học, nó gọi chào bố mẹ Tuấn để vào Nhà Ứng Sinh Dòng Tên, cả gia đình Tuấn đều biết nó ước mơ đi tu để trở thành Linh Mục, ai cũng trân trọng và ủng hộ. Vì bố Tuấn làm chủ tịch xã nên phần nào cũng hiểu đôi chút về tôn giáo, nên trong quan niệm của chú thì luôn có những điều quan ngại, nhưng nó đều cảm thông. Vì nó luôn tin, tình yêu sẽ phá vỡ những ngăn cách tưởng chừng như không bao giờ tháo gỡ được.

Vì quan niệm đó, nên bố Tuấn dặn dò với nó:

“Cháu an tâm đi tu đi nhé, chú làm chủ tịch xã có hai năm nữa là về hưu, sau đó chú sẽ đi lại với gia đình cháu nhé”.

Chú nói vậy là chú sợ ảnh hưởng tới nó, sợ người đời dèm pha rằng: một đứa muốn đi tu làm linh mục mà qua lại thân thiết với gia đình đảng viên, chủ tịch xã. Nó nghe bố Tuấn nói mà cay cả mắt, bởi vì nó chẳng là gì, nó chưa bao giờ giúp gia đình Tuấn được gì cả. Nhưng sao nó nhận được sự trân quý đến thế?! Nó vội nói lại với bố Tuấn:

“ Điều cháu quý trọng nhất là tình cảm, nên chú an tâm nhé, chú có là chủ tịch, hay là đảng viên cháu vẫn luôn quý chú.”

Nó còn nhiều kí ức đẹp với ông bà Tuấn, cứ mỗi lần trở về gặp mặt, là ông bà nội Tuấn tâm sự với nó biết bao nhiêu là chuyện, những chuyện buồn trong cuộc sống, những trăn trở về con cái, ông bà cứ kể, kể như chưa từng được kể,....và thế những câu chuyện cứ đi vào tâm hồn nó, tình người ngày càng dạt dào hơn...

Những ngày đi học xa, hay thời gian vào Nhà Ứng Sinh vì ít có điều kiện liên lạc, nên nó thường gửi qua mail cho cho Tuấn những bài đọc về học làm người, những giá trị để sống tốt. Sau này, nó nghe Tuấn tâm sự, thì dường như những bài nó gửi, đã thức tỉnh và lôi kéo Tuấn ra khỏi những tối tăm của cuộc sống sinh viên hay những ngày đi làm ngoài xã hội đầy phức tạp....Tâm sự này nó nghe được trước lúc nó gọi điện tạm biệt Tuấn để vào nhà tập, lúc đó Tuấn hỏi nó có muốn giúp đỡ gì không, nó chỉ gửi gắm nơi Tuấn một điều duy nhất đó là : “ sống tốt”; nghe vậy Tuấn lại bảo:

- Từ khi quen mày đến giờ, lúc nào cũng nhắc sống tốt, thế không muốn tao làm điều gì hơn à?

Nó chỉ cười và trả lời: “chỉ vậy thôi cũng là điều quá lớn lao lắm rồi.....

Sài gòn, trong những cơn mưa chiều đổ xuống làm dịu đi cái nắng của ngày chủ nhật, những kỉ niệm đẹp mà nơi vùng nắng nóng, gió lào thương nhớ ấy, đong đầy trong nó những sức sống tươi đẹp để bước trên con đường mà nó đang đi.

Trên chuyến xe buýt trở về cộng đoàn cùng anh, lòng nó ngập tràn niềm vui. Hôm nay nó đi xe mà chẳng thấy mệt mỏi gì cả, nó vui vì được đồng hành cùng anh trên đoạn đường xe buýt ngắn ngủi nhưng đậm tình người, tình cộng đoàn. Cũng vì ngày đó, mà nó và anh trở nên thân thiện, quý nhau hơn trước đây, vì anh và nó thường hay khó chịu với nhau trong cộng đoàn. Cũng từ đó, mà nó lại được nghe những chia sẻ trong cuộc đời thăng trầm của anh, để hiểu và cảm thông cho anh. Anh dường như cũng nhẹ lòng hơn, khi có một người cùng lắng nghe mình.

Thế đấy, nắng nhiều khi gay gắt làm cho người ta khó chịu, mệt mỏi... nhưng nắng cũng chiếu tỏa ra những câu chuyện đầy ắp tình nhân ái. Vậy nó chẳng bao giờ ghét nắng đâu, nó yêu nắng như yêu những vị ngọt của cuộc đời. Vì có nắng, nó được gặp Tuấn, gặp gia đình Tuấn. Vì có nắng, nó và Tuấn cùng nhau là học sinh giỏi. Cũng vì có nắng, nó được đi xe buýt cùng anh…

Cũng như trên hành trình của nó vậy, có lúc nắng gắt, lúc nắng dịu, lúc không nắng, lúc vì nắng mà nó phải bước qua một ngã rẽ khác nhưng nó vẫn yêu nắng, mặc dầu nắng làm cho làn da nó ngăm đen hơn, nhưng cũng vì thế mà nó có sức đề kháng mà chống chọi với khắc nghiệt của cuộc đời lữ hành này.

Ngày mai trời vẫn nắng mà... để nắng tiếp tục bồi đắp yêu thương trong nó.

Để ước mơ mang cả gia đình Tuấn trở lại đạo nhen nhóm trong nó sẽ trở thành hiện thực...
...một ngày nào đầy nắng nơi miền quê xa.



( Trích )

Trương Vĩnh Ký, người giữ lửa cho tiếng nói Nam Kỳ

( Bài viết của Nguyễn Văn Sâm )

Quyển Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký là quyển sách bán chạy nhứt và đi vào lòng dân chúng nhiều nhứt trong số hàng trăm tác phẩm của nhà văn nầy. In tới lui nhiều lần, năm 1914 đã in tới ngàn thứ chín trong một quốc gia lúc đó dân số chưa đầy 15 triệu với đường xá lưu thông không thuận tiện, sách báo in ở Sàigòn lưu hành ra Trung và Bắc không phải là chuyện sanh lợi. Những lần in không đề tái bản lần thứ mấy và in với số lượng bao nhiêu thì phải nói là cơ man. Khi quốc ngữ phát triển đã vững vàng thì quyển sách nầy lại là món hàng được các nhà xuất bản ưa chuộng.
Tại sao quyển truyện khổ nhỏ mỏng chưa tới 100 trang nội dung thì chẳng có gì gọi là hấp dẫn lại có sức thu hút như vậy?

Chính là nhờ ông Trương khi viết đã nhằm vào hai mục tiêu căn bản rất hợp lý. Và ông đã đạt được gần như trọn vẹn điều mình đưa ra:

1. Giáo dục về luân lý. Cho người đọc thấy những bài học tốt dùng trong cách ở đời của cả nam lẫn nữ, các ứng xử phải đạo vào trạng huống cần thiết, đề phòng kẻ xấu, chớ cả tin, chớ cho rằng mình hay giỏi…
2. Dùng tiếng Annam ( Việt Nam ) ròng. Trong toàn quyển chuyện không sự kiện cố gắng làm văn chương một cách kịch cỡm, mặc dầu làm văn chương không hẵn là xấu, ông chỉ sử dụng tiếng Việt thường nhựt, với những từ ngữ của giới bình dân (lo đái ra cây, tưởng đã xong đời, dồi quách, lẻo đẻo theo quấy, đút trây, trơ trơ mặt địa, đói xơ mép… ). Người đọc đón nhận nồng nhiệt cũng vì lẽ đó. Nó gần gũi với người đọc trong từng câu chuyện đã đành, nó còn không cách xa về ngôn từ để kén chọn độc giả như là những tác phẩm bác học kiểu Đoạn Trường Tân Thanh, Chinh Phụ Ngâm, Cung Oán Ngâm Khúc, Tần Cung Nữ Oán Bái Công, Lưu Nữ Tướng, Dương Từ Hà Mậu, Kim Thạch Kỳ Duyên, Lôi Phong Tháp, Tây Du Diễn Truyện... Nó cũng dễ bắt ta tiếp tục đọc cho tới hết quyển, trái với những tác phẩm lớp trung lưu mà những nhà làm văn học sử gọi là tác phẩm bình dân như Trần Đại Lang, Trinh Thử, Trê Cóc, Thoại Khanh Châu Tuấn, Lý Công, Nữ Tú Tài, Nhị Độ Mai, Phan Trần…

Đó là nói về lời văn. Ở mặt sự kiện trong truyện, tác giả còn khéo léo cho thấy sinh hoạt của dân chúng hầu hết là vào đầu thế kỷ 19 nên đây là nguồn tư liệu dồi dào về những chi tiết của cuộc sống dân ta mà gần như ngày nay không thể thấy, không thể hiểu cho tường tận do sự thay đổi của xã hội (ăn ong, ăn bánh lớ, cái chày mổ, đèn ló của ăn trộm, mõ ống, sư làm đám, hầm bắt cọp, bắt chồn, tục mai dong, tục ở rể, thách cưới, ăn chè trưa, thầy pháp trừ tà…).


Sách viết hơn trăm năm trước, bằng tiếng dùng hằng ngày của dân miền cực Nam nên chắc chắn là khó hiểu với phần đông người đọc hiện giờ. Sự giải thích những từ nầy là cần thiết nên quyển sách Chú Giải Chuyện Đời Xưa của Trương Vĩnh Ký có lý do để ra đời. Bản đánh máy được cẩn thận dò theo bản in năm 1914 được phóng lớn để tránh sơ sót và có thể đính chánh một vài trường hợp chữ in sai của bản in 1914.

Trong sự chú giải chúng tôi chú trọng trên những từ địa phương Miền Nam vốn càng ngày càng xa lạ với người Trung, Bắc. Những cách nói địa phương cũng được lý giải nếu bỏ qua người đọc sẽ khó hiểu. Một vài cách nói nay đã thay đổi, một vài trường hợp chữ nay đã biến mất chúng tôi cũng ghi nhận mặc dầu có vẽ như hơi xa mục đích của chú giải.
Về phần nội dung thì đại khái nhân vật được nói đến có hai loại, Người và thú vật.

Chuyện thú vật tương đối ít, chỉ có 13 chuyện trên tổng số 74 như: Con chồn với con cọp - c1, Con cóc tía với con cọp và con khỉ - c3, Cọp bị đá - c25, Cọp mắc đuôi trong bụi dừa nước - c26, Ăn trộm và Cọp rình nhà - c27, Con chó và con gà - c31, Cọp mắc bẫy không ai thèm cứu - c53, Ruồi, muỗi chim sắc với con rùa - c54, Con cóc với chuột - c55, Hữu dõng vô mưu - c56, Mưu trí hơn là sức mạnh - c62, Con thỏ gạt con cù - c65, Cọp mắc mưu thỏ - c66, Chó sói và chồn - c71.

Với tỷ số 13/74 truyện loài vật, quá ít so với truyện con người nên ông Trương Vĩnh Ký có lý khi đặt tên quyển sách của mình là Chuyện Đời Xưa mà không phải là Chuyện Ngụ Ngôn. Nhìn chung hầu hết là chuyện về con cọp, với chuyện con cù phụ thêm: mạnh nhưng không khôn, thường bị chúng gạt tới bị gánh nạn cũng như bị lợi dụng. Chắc chắn rằng ông Trương có dụng ý gì đó ngoài sự dạy khôn người đời, chẳng hạn như sức mạnh của thực dân Pháp không bằng trí khôn của chồn, của thỏ, của người nông phu tượng trưng cho dân Việt. Điều nầy có thể tin được nếu ta để ý đến nhiều yếu tố khác ngoài đời của tác giả, hay hành động can trường của ông khi cho đăng bài Vè Nằm Dỏ trên Miscellannées số 4 năm 1889 có những câu rất là nhạy cảm:
Từ ngày có giặc Lang Sa,
Muôn dân thiên hạ nhà nhà đảo điên.
Dân tình ai nấy ưu phiền,
Sưu cao thuế nặng quan truyền vô đây.

Truyện loài vật chiếm 13, nhưng chuyện cọp gần cả chục, lý do vì thời Trương Vĩnh Ký cọp quá nhiều ở Đồng Nai và vùng lân cận, sách Đại Nam Thống Nhứt Chí, Lục Tỉnh Nam Việt biên thuật trước đó vài chục năm ghi nhận nhiều chuyện về cọp tới sát nách chỗ dân cư.

Chuyện về người tương đối nhiều 61/74 kể đủ thứ: Người khờ khạo, người ‘đi bạn’ khùng, anh sợ vợ, tên nói láo gạt người, gả hà tiện tới chết không chừa, kẻ ba xạo để kiếm chút cơm, người tham ăn với con với dâu với vợ, ông thầy dốt chữ tham ăn, ông thầy pháp sợ ma, quan lại ăn hối lộ bị nói xâm chưởi xéo, con gái ham chồng làm quan lớn… Đủ hết bức tranh xã hội về mặt tiêu cực của mọi thời. Chọn mặt tiêu cực nhiều vì như ông đã nói trong phần Ý Sách chuyện Đời Xưa: "… ta bày ra để mà khen sự tốt, chê sự xấu cho người ta sửa cách ăn nết ở cho tử tế."

Đây không phải là Chuyện Giải Buồn, cũng không phải là Chuyện Tiếu Lâm, đây là những chuyện có tính cách luân lý, khác với những chuyện của Thọ An Phạm Duy Tốn ( Tiếu Lâm An Nam, Ích Ký, Hanoi, 1924 ) khác xa với những chuyện của Trần Phong Sắc và Huỳnh Khắc Thuận ( Tân Tiếu Lâm, J. Viet, Saigon, 1918 ).

Tiện đây cũng xin chép lại phần quan trọng trong lời tựa quyển sách của Trần Phong Sắc: ‘Phàm chuyện Tiếu lâm, Khôi hài, là chê sự xấu, biếm kẻ lỗi, làm cho người có tịch ấy biết mất cỡ mà sửa mình, chớ không phải coi cho nực cười mà thôi. Bởi cớ ấy, nên các nước đều có sách Tiếu lâm, chuyện Khôi hài. Một là sửa phong tục hai là giúp sự vui cho mấy vị trưởng lão, có tuổi tác không đi chơi bời đặng thì nghe con cháu đọc chuyện ấy mà cười cho vui.’


Trương Vĩnh Ký chỉ chú ý đến mặt luân lý sửa đời, Phạm Duy Tốn cũng như Trần Phong Sắc thêm yếu tố làm cho người ta nực cười nên sự châm chọc mạnh bạo hơn, tính chất dung tục nhiều khi cũng đậm đà trong khi đó sự châm chọc bao biếm ở Trương Vĩnh Ký nhẹ nhàng và yếu tố tục không có….

Bản in nầy cũng nhằm đáp ứng lời yêu cầu của một vài cựu học sinh trường Petrus Ký khi họ tỏ ra tiếc rằng mình không hiểu nhiều chỗ khi đọc quyển Chuyện Đời Xưa hay thậm chí không tìm thấy quyển nầy để đọc.

Nhân kỳ in nầy chúng tôi cũng xin cúi đầu tạ ơn nhà văn hóa Vương Hồng Sễn, vị thầy cũ của tôi ở trường Đại Học Văn Khoa Sàigòn ngày trước, nhờ ông trân trọng giữ gìn bản in quý năm 1914 nên chúng tôi mới có cơ hội sửa đúng lại theo nguyên văn bản cũ. ( Hết trích )


( Trích ) Trương Vĩnh Ký – Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
     Petrus Trương Vĩnh Ký ( 1837 – 1898 ), là một nhà văn, nhà ngôn ngữ học, nhà giáo dục học, và khảo cứu văn hóa tiêu biểu của Việt Nam trong thế kỷ 19.
Ông để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật... Riêng đối với nền báo chí Quốc Ngữ Việt Nam, ông được coi là người tiên phong, bởi ông chính là người sáng lập, là Tổng biên tập tờ báo quốc ngữ đầu tiên mang tên là Gia Định báo.
Ông sinh tại ấp Cái Mơn, nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre.

Hình nhà bia kỷ niệm nơi sinh Trương Vĩnh Ký. Phía sau là Nhà Thờ chính của Họ Dạo Cái Mơn.

Thấy ông ngoan và cần mẫn, Cố Tám, một Tu Sĩ Công Giáo, khuyên mẹ ông cho ông đi học chữ Quốc Ngữ và cải theo đạo Công Giáo. Sau đó, ông có tên là Jean-Baptiste Petrus Trương Chánh Ký, sau này đổi tên đệm là Petrus Trương Vĩnh Ký, viết và gọi tắt là Petrus Ký.

Đến khi Linh Mục Long từ Pháp sang, Cố Tám cho Petrus Ký theo hầu nhà truyền giáo này. Thấy ông thông minh và ham học, Linh Mục Long đã tận tình dạy dỗ chữ Latinh, đồng thời dành riêng cho ông một chỗ ở trong Nhà Giảng vừa mới thành lập ở Cái Nhum ( 1846 ).
Năm 11 tuổi ( 1848 ) Petrus Ký theo học tại trường đạo Pinha-lu ở Phnom Penh ( Cao Miên ). Ở đây, có các học sinh là người Cao Miên ( Campuchia ), Ai Lao ( Lào ), Miến Điện ( Myanma ), Trung Quốc... ông lân la làm quen và rồi học luôn các thứ tiếng ấy.

Năm 1851, Petrus Ký vào trường đạo Dulalma ở Penang, Malaysia. Trong khoảng thời gian theo học tại đây, ông còn học thêm các thứ tiếng khác, như: Ấn Độ, Anh, Tây Ban Nha, Mã Lai, Nhật Bản, Hy Lạp, Thái Lan, Pháp.

Năm 1863, triều đình Huế cử một phái đoàn do Phan Thanh Giản đứng đầu sang Pháp xin chuộc ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ, và ông Giản đã xin Petrus Ký đi theo làm thông ngôn.
Sang Pháp, Petrus Ký cùng phái đoàn nhà Nguyễn được triều kiến Hoàng đế Napoléon III, gặp nhiều nhân vật tên tuổi thuộc nhiều lãnh vực khác nhau. Ngoài ra, ông còn được sang thăm Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý và được yết kiến Giáo Hoàng tại Rôma.
Năm 1865, Petrus Ký xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định báo.

Năm 1869, Sứ thần Tây Ban Nha sang Việt Nam nhằm ký thương ước với triều đình Huế. Tới Sàigòn, vị sứ thần này đã xin chính quyền Pháp ở Nam Kỳ cho phép Petrus Ký đi theo giúp đỡ. Nhiệm vụ hoàn thành, nhân thời gian rảnh rỗi, ông sang thăm Hồng Kông, Ma Cao, Quảng Đông, Quảng Tây,...

Mộ phần của ông hiện nằm nơi góc đường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc quận 5, Sàigòn. Trên mộ có hàng chữ “Miseremini Mei Saltem Vos Amici Mei – Đây là câu Gióp 19, 27: Xin thương tôi, xin thương xót tôi, hỡi các anh là những người bè bạn, vì chính tay Thiên Chúa đã đánh tôi !
Petrus Ký đã mượn câu cách ngôn Latinh “Ở với chúng mà không theo chúng – Sic vos non vobis, để biện minh cho việc cộng tác với Pháp. Khi sưu tầm và chú thích bản Gia Định thất thủ vịnh, Trương Vĩnh Ký vẫn gọi Pháp là “giặc”.

Ở cuối thế kỷ 19, học giả Pháp tên là Jean Bouchot đã gọi Trương Vĩnh Ký là “một nhà bác học duy nhất ở Đông Dương và Trung Hoa”. Ngoài ra, ông này còn viết: Ta phải xem đời của cụ Trương Vĩnh Ký là một bài học và một gương tốt cho ta. Một bài học vì người dân hoàn toàn Nam Kỳ ấy sánh kịp với các nhà thông thái xứng đáng nhất của Âu châu trong mọi ngành khoa học.
Theo học giả Vương Hồng Sển: Ông Trương Vĩnh Ký từ khi đỗ đạt cho đến khi mất vẫn tỏ ra thân Pháp. Tuy nhiên, người ở miền Nam không bao giờ khinh rẻ ông. Ông không gia nhập Pháp tịch; trước khi mất, ông biết thân phận của người học giả sống trong thời kỳ khó khăn... Ông này khi sanh tiền tuy là nhà nước tin cậy mặc dầu chớ chẳng hề ỷ thế mà hại quê hương, chỉ vẽ cho các quan Lang sa biết phong tục lễ nghĩa của con nhà An Nam, cho khỏi chỗ mích lòng nhau, làm cho mẹ gà phải thương con vịt. Đêm ngày lo đặt sách này dịch sách kia cho kẻ hậu sinh dễ học. Thiệt là quan thầy của cả Nam Kỳ...

Ngoài những tác phẩm biên khảo mang tính cách bác học, ông Trương vĩnh Ký còn chú ý đến độc giả bình dân, lời văn theo lời ăn tiếng nói thông dụng lúc bây giờ. "Chuyện đời xưa" còn được nhắc nhở.
Giáo sư (Linh mục) Thanh Lãng: Trương Vĩnh Ký không đạo mạo, không đài các, không cao kỳ; ông trai trẻ hơn, ông mới hơn... Và nhờ ông, câu văn Việt được giải phóng khỏi những xiềng xích chữ Hán. Chủ trương của ông chính là "cách nói tiếng An Nam ròng" và viết "trơn tuột như lời nói". Nếu đem phân tích theo ngữ pháp thì thấy lôi thôi, nhưng so với văn xuôi khác ra đời sau ông 20, 30 năm, văn ông vẫn còn hay hơn, mạch lạc khúc chiết hơn.

Giáo sư Nguyễn Huệ Chi: Những biên soạn của Trương Vĩnh Ký đã có những đóng góp quan trọng cho một số ngành khoa học đương thời, nhất là khoa ngôn ngữ học và khoa học lịch sử… Các sáng tác của Trương cũng nói lên ít nhiều cá tính một con người cần mẫn trong công việc, có cái nhìn tinh tế và óc tò mò trước sự vật, nhiều lúc có khả năng hài hước hóa mọi chuyện ở đời.

Nhà nghiên cứu Lê Thanh: Ông là người, từ nhỏ được giáo dục theo phương pháp Âu Tây, khi trưởng thành theo giúp việc người Pháp, thế mà bằng hữu viết thư giục ông, ông không nghe, vẫn khăng khăng từ chối để suốt đời được giữ bộ quần áo Việt Nam và suốt đời là một người Việt Nam thuần túy.
Nhà nghiên cứu Huỳnh Minh: Trương Vĩnh Ký là bậc tiền hiền của quốc ngữ trong toàn cõi đất Việt.
Nhà văn Vũ Ngọc Phan: Trong số những sách dịch thuật, khảo cứu và sáng tác của ông, người ta thấy chỉ những sách khảo cứu của ông là có giá trị hơn cả... Người ta thấy ông rõ là một nhà bác học có óc tổ chức và có phương pháp.
Học giả Nguyễn Văn Tố tóm tắt sự nghiệp của Trương Vĩnh Ký gọn trong 3 tiếng Bác học, Tâm thuật, Khiêm tốn.
Đương thời và sau này, nhiều ý kiến phê phán, buộc tội Trương Vĩnh Ký đã cộng tác với thực dân Pháp. Từ thời Pháp thuộc cho đến năm 1975, tên của ông đã được đặt cho một ngôi trường trung học lớn ở Đô Thành Sàigòn dành cho nam sinh.
(Hết trích)

 Phan Khôi – người có công lớn trong việc dịch Kinh Thánh
ra tiếng Việt cho người theo đạo Tin lành.


Học giả Phan Khôi
(Trích)
Bản Kinh Thánh mà hầu hết những tín hữu Tin Lành Việt Nam đã và đang sử dụng là bản dịch xuất bản đầu tiên năm 1926 do Phan Khôi chủ bút. Gần một thế kỷ đã qua sử dụng cho đến nay và chắc cũng sẽ còn dùng cho đến về sau nữa đã cho thấy sức sống của bản dịch là rất cao. Phan Khôi dịch cuốn Kinh Thánh lúc bấy giờ mất bao nhiêu thời gian ? Phan Khôi có viết bài “Giới thiệu và phê bình Thánh Kinh báo”, trong đó có đoạn: “Sau hết, tôi xin có lời cảm ơn ông bà Mục Sư Cadman đã gởi tặng tập báo này cho tôi. Vì tôi làm chung việc dịch Kinh Thánh với ông trong 5 năm ( 1920-1925 ).

Về giá trị của bản dịch Kinh Thánh năm 1926, nhà báo Vu Gia viết: “Nhìn chung, đây là bản dịch tốt. Nhưng nói như vậy, chẳng khác nào khen phò mã tốt áo, bởi thời gian đã khẳng định bản dịch ấy rồi.” Nhà văn Tô Hoài nhận xét: “Kinh Thánh cả Tân Ước, Cựu Ước của hội đạo Tin Lành, người ta bảo ông ( Phan Khôi ) dịch thuê, khi ấy ở Hải Phòng, tôi cũng có đọc. Có chương Nhã Ca lời rất thơ”.

Trong tác phẩm Người Quảng Nam, nhà thơ Lê Minh Quốc viết về việc Phan Khôi dịch Kinh Thánh như sau: “Giai đoạn này, ông đã làm một việc khó ai ngờ là sử dụng bản chữ Hán đối chiếu với bản chữ Pháp để dịch Kinh Thánh cho hội Tin Lành. Bản dịch của ông câu cú gẫy gọn, trong sáng, văn phạm chuẩn mực, chứng tỏ một trình độ học vấn uyên thâm”.

Đó là nhận xét của một số người “ngoại đạo” có uy tín, về bản Kinh Thánh xuất bản năm 1926 của người Tin Lành. Còn với những tín hữu Tin Lành Việt Nam mấy mươi năm qua cho đến ngày nay, thì sao ? Tôi tin chắc rằng bản Kinh Thánh Việt ngữ xuất bản năm 1926 đã ăn sâu vào trong tâm khảm của những tín hữu Tin Lành tại Việt Nam, tôi được biết có nhiều tín hữu Tin Lành đã thuộc nằm lòng khá nhiều câu Kinh theo bản dịch ấy đến nỗi khó có thể thay đổi đi được trong tâm họ. Thậm chí có không ít những Mục Sư, Tín Hữu Tin Lành quả quyết rằng chỉ có bản dịch Kinh Thánh năm 1926 của nhà văn Phan Khôi là số một mà thôi, không bản dịch nào hơn cả và rồi họ chỉ dùng độc có bản dịch đó để đọc, để học, để chia sẻ, để giảng dạy. Nói như vậy để cho thấy rằng bản dịch Kinh Thánh năm 1926 đã có một chỗ đứng rất vững vàng trong lòng rất nhiều những người theo đạo Tin Lành tại Việt Nam trong một thế kỷ trôi qua.

Nói tóm lại, mặc dù bản dịch năm 1926, cho đến nay có những chỗ chưa sát với nguyên bản, hay có những chữ khó hiểu cho thời đại ngày nay, như đã nói ở trên, thì nó vẫn là bản dịch rất đáng trân trọng cho chúng ta, nhất là trong không khí những Tín Hữu Tin Lành vừa tổ chức thành công lễ kỷ niệm 100 năm Tin Lành đến Việt Nam vào giữa năm 2011. Tôi tin chắc rằng những Tín Hữu Tin Lành sẽ không thể nào không biết ơn các bậc tiền bối đã có nhiều công lao cống hiến cho họ một bản dịch Kinh Thánh tiếng Việt như đã có ngày nay, trong đó không thể không nhắc đến tên tuổi của nhà văn, dịch giả Phan Khôi.

Trên bia mộ của nhà văn Phan Khôi một bên ghi tiểu sử của nhà văn, một bên ghi bài thơ “Tình Già” của ông. Phần cuối tiểu sử có ghi: “Tác phẩm đã viết và dịch: Chương Dân Thi Thoại ( 1936 ), Trở Vỏ Lửa Ra ( 1939 ), Việt Ngữ Nghiên Cứu ( 1955 ), Kinh Thánh ( 1920-1925 ), các tuyển tập Lỗ Tấn ( 1955, 1956, 1957 )…” Những đóng góp của Phan Khôi cho nền văn chương nước ta quả là không nhỏ, trong đó có bản dịch Kinh Thánh của người Tin Lành ra Việt ngữ của ông là một đóng góp khá xuất sắc.

THANH LONG http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/240/0/2965/Nguoi_Dich_Kinh_Thanh_Tin_lanh_Ra_Tieng_Viet

Nhận xét:
Càng thông thạo các ngôn ngữ Âu Châu và tiếng Hán, Trương Vĩnh Ký lại càng nhận ra cái đẹp nơi ngôn ngữ và phong tục tập quán của người Việt ở Miền Nam. Không có công trình nào của đời ông tỏ ra có giá trị hơn việc bảo tồn ngôn ngữ của người Miền Nam. Tiếc rằng, tuy cũng còn là một người Công Giáo gương mẫu, Trương Vĩnh Ký vẫn bị chi phối bởi tập quán hành đạo vào thời đại của ông: chỉ dùng tiếng Latinh trong Phụng Vụ, chỉ nhấn mạnh tới việc con chiên bổn đạo phải phục tùng hàng Giáo Sỹ, chỉ đề cao các lễ nghi mà không khuyến khích việc đọc Kinh Thánh nơi Giáo Dân. Vì thế dù có ý thức về tính xa lạ với quần chúng của các thuật ngữ trong Đạo được dịch rất máy móc từ Latinh và tiếng Pháp, ông vẫn không thể tham gia vào việc chỉnh sửa chúng. Rất đáng tiếc, uổng phí đi một nhân tài nhìn xa trông rộng, khi Giáo Hội Công Giáo vào thời của ông đã không nhờ ( hay thuê mướn ông ) dịch Kinh Thánh sang tiếng Việt, điều mà Hội Thánh Tin Lành đã làm với nhà văn Phan Khôi. Không hẳn có bằng cấp cao là dịch hay được, cần thiết không kém là phải thấm nhuần ngôn ngữ Việt và có văn tài cũng như có tấm lòng.

Hàng Giáo Sỹ Công Giáo vào thời của Trương Vĩnh Ký gồm 100% Giám Mục là người Pháp, rất đông Giáo Sỹ và Tu Sỹ cũng là người Pháp hoặc đi tu học hay được đào tạo theo chương trình Pháp, không nhìn ra và quan tâm đến nhu cầu bức thiết của Giáo Dân Việt Nam cần được đọc bản Kinh Thánh bằng tiếng Việt được dịch bởi một văn tài như Trương Vĩnh Ký, người hiểu được họ và có khả năng diễn tả bằng ngôn ngữ bình thường của họ.

Hiện nay cũng không khác mấy khi đa số Giám Mục đều đã đi tu học ở phương Tây và đại đa số hàng Giáo Sỹ và Tu Sỹ Việt Nam cũng được đào tạo theo truyền thống văn hoá, thần học, triết học Tây Phương nên rất khó ý thức việc ngôn ngữ và cách diễn đạt Tin Mừng của ta rất khó hiểu với 94% người Việt bình thường.

Trong khi đó, anh em Tin Lành tuy đến sau nhưng lại có tầm nhìn tinh tế hơn khi mạnh dạn sử dụng văn tài của nhà văn Phan Khôi từ năm 1920 để dịch Kinh Thánh cho họ, nhờ thế việc truyền đạo của họ có kết quả khả quan.

NGUYỄN TRUNG
(Bài đăng trên Ephata 755)
Được tạo bởi Blogger.