Oa oa tiếng khóc bước vào đời Ngọt bùi mặn đắng tựa sóng khơi Tha thứ mở lòng trao dấu ái Suôi tay nhắm mắt nở môi cười…
HÌNH NHƯ
Hình như ngọn cỏ rất xanh Hình như sương đọng long lanh sắc màu Hình như chiều gió qua mau Hình như cỏ đã rầu rầu nét duyên Hình như hoa nở non tiên Hình như hồng tím đỏ chen trắng vàng Hình như muôn sắc rỡ ràng Hình như giờ đã bẽ bàng sắc xuân Hình như một kiếp phù vân Hình như sáng thắm,chiều dần tàn phai …..cuộc đời như kiếp sương mai Long lanh giọt nắng, tưởng hoài long lanh Đâu ngờ một thoáng mong manh Còn đâu sương đọng trên cành cỏ non …..Chỉ LỜI CHÚA mãi trong con. Chỉ TÌNH CHÚA mãi sắt son đời đời..
THẢNH THƠI
Thế gian là cõi vô thường Nay còn mai mất , vấn vương được gì Tiền tài danh vọng màng chi Như hoa sớm nở , chiều thì tàn phai. Cần gì lo lắng ngày mai Hôm nay hạnh phúc cho ai…sống tròn Mỗi ngày trọn vẹn sắt son Vâng theo Thiên Ý chẳng còn lắng lo Một mai về với bụi tro Thảnh thơi rời bến, con đò sang sông…
CHÚA ƠI [Ý Tv 129 ]
Từ trong ngục tối thẳm sâu Xin Ngài nghe tiếng khẩn cầu nài van Chúa thương đừng chấp tội con Ngày đêm than khóc mỏi mòn ngóng trông Thứ tha Chúa mở rộng lòng Trọn đời con mãi cậy trông Lời Người Hồn con mong Chúa chẳng ngơi Còn hơn lính gác mong trời bình minh Chúa luôn từ ái công bình Xót thương, tha thứ trọn tình mến yêu Ơn cứu chuộc thật phong nhiêu Cứu con thoát khỏi lửa thiêu luyện hình Cho con về bến an bình Con trông cậy Chúa , rủ tình thương con..Amen.
CA MỪNG CÁC THÁNH
Trần thế hân hoan khúc nhạc vui Ca mừng các Thánh rạng ngời soi Gông cùm thịt nát, luôn yêu Chúa Đòn vọt xương tan, vẫn mến Người Gieo rắc Tin Mừng ,lan khắp chốn Vun trồng Lời Chúa ,tỏa muôn nơi Kinh dâng câu nguyện, xin Chư Thánh Ban xuống đoàn con Phúc Lộc Trời.
- Với Chúa thì không bao giờ muộn cả anh Ba ạ ! Chỉ cần anh muốn và anh tin Chúa… bọn em sẽ giúp anh !
Thế là từ đó, một ông già ‘thất thập cổ lai hy’ mỗi chiều đều đặn đến với lớp giáo lý dự tòng, chăm chú nghe Lời và tìm gặp Chúa bằng tất cả thiện chí của mình.
Đám giỗ lần thứ nhất của chị Lan có giờ kinh của đông đảo giáo dân tham dự, trong giờ kinh có một
giáo dân mới toanh: ông Ba Dài, chồng chị, hoa quả của lòng nhân từ của cha xứ và sự yêu thương đón nhận của cộng đoàn dân xứ chúng tôi.
Lãnh Ơn Đại Xá trong 8 ngày đầu: 1. Viếng nhà thờ từ trưa ngày 1 tháng 11 đến nửa đêm ngày 2 tháng 11. 2. Hoặc viếng nghĩa trang trong vòng 8 ngày đầu (từ ngày 1 đến 8 tháng 11). 3. Khi viếng, đọc một kinh Lạy Cha, một kinh Tin Kính, lãnh được một ơn đại xá và nhường lại cho các đẳng linh hồn. 4. Xưng tội, rước lễ trong ngày hôm đó, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng. (nếu không xưng tội được đúng ngày lãnh ơn Đại Toàn Xá, thì có thể xưng tội trong 8 ngày trước hoặc trong vòng một tuần kể từ sau cái ngày lãnh ơn Đại Tòan Xá) Các ngày khác trong năm, khi đi viếng nghĩa trang và cầu nguyện cho các đẳng, được hưởng ơn tiểu xá. Mọi tín hữu có thể lãnh đại xá, tiểu xá cho mình hoặc nhường lại cho các đẳng linh hồn.
Điều lệ lãnh nhận ơn xá: 1. Một ơn xá sẽ tạm tha tội chúng ta đã trót phạm. 2. Ơn tiểu xá là ơn được tạm tha xóa một phần nào tội vạ chúng ta đã phạm (thường là tội nhẹ). 3. Ơn Đại Xá được tha hết mọi tội lỗi, tội trọng và tội nhẹ, với điều kiện phải xưng tội, rước lễ trong 8 ngày trước hoặc trong vòng một tuần kể từ sau cái ngày lãnh ơn Đại Tòan Xá. 4. Cả hai ơn đại xá và tiểu xá đều có thể nhường luôn cho kẻ đã qua đời, nhưng theo chỉ ý. 5. Kể từ TÔNG HUẤN GIÁO LÝ ÂN XÁ (Apostolic Constitution) của Đức Giáo Hoàng Paulô VI về các Ân Xá, thì ơn tiểu xá không có tính biểu hiện về thời gian, ngày hay năm..v.v. (lãnh bất cứ lúc nào) 6. Ơn Đại xá mỗi ngày chỉ được lãnh có một lần thôi, ngoại trừ lúc nguy tử. 7. Những ai muốn lãnh ơn đại xá, phải hội đủ những điều kiện sau đây: Xưng tội, Rước Lễ, và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, và phải chừa bỏ mọi bám dính quyến luyến tội lỗi, ngay cả tội nhẹ. Nếu không hội đủ điều kiện trên, thì chỉ lãnh nhận ơn tiểu xá. [những ai muốn lãnh ơn xá, dù là tiểu xá, đều phải sống trong tình trạng Thánh Sủng, và mỗi năm ít nhất phải xưng tội 1 lần theo luật buộc, nghĩa là không vướng mắc tội trọng.]
Ngày 24-27/10/2017, Caritas Việt Nam tổ chức Đại Hội 2017 tại TGM Thái Bình với chủ đề: “Thăng tiến để phục vụ”.
Tham dự Đại Hội có Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn – TGM Hà nội và 6 vị Giám mục: Đức Cha Tôma Vũ Đình Hiệu, Chủ tịch Ủy ban Bác ái Xã Hội (UBBAXH); Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Gm Gp Thái Bình; Đức cha Alosiô Nguyễn Hùng Vị - Phó Chủ tịch UBBAXH; Đức cha Giuse Nguyễn Văn Yến, Phó Chủ tịch UBBAXH; Đức cha Anphongso Nguyễn Hữu Long, Chủ tịch Ủy ban Loan báo Tin Mừng; Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Chủ tịch Ủy ban Di dân (UBDD); Lm Giuse Đào Nguyên Vũ, thư ký UBDD; Lm Giuse Phan Trọng Quang, đại diện Liên hiệp Bề trên Thượng cấp; và 120 đại biểu Caritas của 26 giáo phận, đại biểu của một số Dòng Tu và khách mời.
Từ sáng ngày 23/10, ban tổ chức đã đón tiếp ân cần các đại biểu đến từ các giáo phận. Nhà Chung Thái Bình với cơ sở rộng mênh mông, khang trang, các tham dự viên được phục vụ hết sức tận tình và chu đáo. Nhà Chung bao gồm Tòa Giám Mục, Trung tâm Mục vụ, Nhà Thờ Chính tòa và Chủng Viện. Công trình này có hơn 200 phòng nghỉ, 2 Nhà nguyện lớn và rất nhiều phòng hội, phòng học…được xây dựng suốt ba năm rưỡi, công lao động do bà con giáo dân từ hơn 100 giáo xứ trong giáo phận đóng góp. Đức cha Phêrô là Tu sĩ Dòng Don Bosco nên ngài đã tạo nhiều sân chơi trong khuôn viên Nhà Chung như những sân bóng đá mini, sân cầu lông, bóng bàn, bi lắc… các Thầy và nhiều người dân từ bên ngoài vào chơi thể thao tự do. Từ 4 giờ chiều, Nhà Chung tấp nập nam phụ lão ấu đến các sân chơi rèn luyện thân thể, lương giáo cũng như già trẻ vui nhộn trong tinh thần hiệp nhất thể thao.
Trong bữa cơm tối, cha Vinhsơn Vũ Ngọc Đồng, Giám đốc Caritas Việt Nam cám ơn Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ chủ nhà và chào đón những tham dự viên. Đức cha Phêrô chào mừng và khích lệ. Ngài ước mong các thành viên mạng lưới Caritas Việt Nam luôn dấn thân mạnh mẽ hơn nữa trong sứ vụ bác ái Kitô giáo.
Qua 4 ngày, các tham dự viên đã lắng nghe các bài tham luận về Loan báo Tin mừng, Mục vụ Di dân và Bảo vệ môi trường, các báo cáo về kế hoạch chiến lược một số Caritas Giáo phận, tổng kết hoạt động của Caritas trung ương, thảo luận theo nhóm Giáo tỉnh.
Mỗi ngày mới đều khởi đầu bằng Kinh Sáng, Thánh Lễ và Kinh chiều.
1. Ngày thứ nhất
Sau kinh sáng tại Nhà nguyện TGM, Đức cha Phêrô chủ tế thánh lễ và giảng lễ. Ngài chia sẻ những thao thức truyền giáo của Giáo hội Việt nam qua những hoạt động của Caritas.
Lúc 8g sáng, các tham dự viên lên lầu 6 vào hội trường rộng và hiện đại, bắt đầu chương trình ngày tập huấn về “kế hoạch chiến lược”.
Nhằm đáp ứng những hoạt động của Caritas các giáo phận, Caritas Việt Nam thường xuyên tổ chức những khóa đào tạo chuyên môn để trợ giúp những kỹ năng cần thiết cho các thành viên. Tất cả nhằm "Thăng tiến để phục vụ" và lập ra kế hoạch chiến lược cho các hoạt động của Caritas trong những năm sắp tới.
Thời gian trọn ngày, các tham dự viên lắng nghe đại diện 3 Giáo tỉnh trình bày kế hoạch chiến lược. Caritas Sài gòn và Caritas Đà lạt đại diện Giáo tỉnh Sài gòn, Caritas Hải phòng đại diện Giáo tỉnh Hà nội, Caritas Huế đại diện Giáo tỉnh Huế.
Sau những góp ý, thảo luận sôi nổi, tiến sĩ Lê Đại Trí trao đổi về nội dung viết kế hoạch chiến lược và hứa sẵn sàng hỗ trợ các Giáo phận bất cứ khi nào Caritas cần.
2. Ngày thứ hai
Lúc 8 giờ sáng, sau lời kinh khai mạc, Cha Vinhsơn, Giám đốc Caritas Việt Nam giới thiệu các thành phần tham dự.
Đức Cha Tôma - Chủ tịch Caritas Việt Nam, đọc diễn văn khai mạc Đại Hội.
“Sau gần 10 tái thành lập tổ chức phục vụ người nghèo, Caritas Việt Nam đã có nhiều dự án, và chương trình hoạt động như: cứu trợ đồng bào bị thiên tai; trợ giúp người khuyết tật, người nhiễm bệnh H; bảo vệ sự sống; khuyến học; xây nhà tình thương… Với những kết quả đã thu lượm được dựa trên những báo cáo của các Caritas Giáo phận cũng như Caritas Việt Nam sẽ được trình bày sắp tới đây, chúng ta có bao giờ nghĩ rằng như vậy đã đủ cho chúng ta chưa? Chúng ta là những nhân viên Caritas có cần thăng tiến để phục vụ người nghèo tốt hơn và có hiệu quả hơn không? Thăng tiến như thế nào trong xã hội ngày hôm nay?
Thực tế, không ai muốn thăng tiến mà không trải qua thời gian đào luyện về nghiệp vụ, chuyên môn, cũng như tự đào luyện chính bản thân.Tuy nhiên, đào luyện chuyên môn mới chỉ là điều kiện cần cho một thành viên Caritas mà thôi, chúng ta còn phải hội tụ cả việc đào luyện tâm linh và đào luyện trái tim như là những điều kiện cần và đủ để thi hành sứ vụ bác ái theo đúng tinh thần Thông điệp Deus Caritas Est của Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI”.
Đức cha Tôma lần lượt triển khai ý nghĩa của việc Đào luyện chuyên môn, ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc Đào luyện con tim và Đào luyện tâm linh để có thể trở thành người phục vụ người nghèo tốt hơn theo gương Chúa Giêsu.
Trong phần kết, ngài trích dẫn câu Lời Chúa: “Chính anh em là muối cho đời, là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13-14), để quảng diễn chủ đề của Đại Hội một cách ý nghĩa hơn. Qua đó, các thành viên Caritas có thể hiểu ý nghĩa sâu xa hơn khi đem tình yêu của Thiên Chúa đến với mọi người, cụ thể là người nghèo.
Tiếp theo, cha Vinhsơn báo cáo hoạt động của Caritas Việt Nam trong năm 2017 và phần tóm lược báo cáo của Caritas 26 Giáo phận.
Năm 2017 là năm đầu tiên thực hiện Kế Hoạch Chiến Lược 2017-2020, văn phòng Caritas Việt Nam bắt đầu từng bước chuyên nghiệp hoá các hoạt động, từ việc tổ chức, quản lý phát triển nguồn nhân lực của văn phòng cho đến việc nâng cao chất lượng chuyên môn của những chương trình và dự án hướng tới những cộng đồng đang gặp khó khăn. Vì vậy, báo cáo đã nêu lên những kinh nghiệm ban đầu của quá trình này với mong muốn chia sẻ và nhận được sự góp ý của các Caritas Giáo phận. Báo cáo cũng nhấn mạnh đến những thay đổi trong năm 2017 để nâng cao chất lượng chuyên môn và tăng cường vai trò kết nối và liên đới hỗ trợ giữa văn phòng Caritas Việt Nam và Caritas các Giáo phận.
Đến 9 giờ 30, Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn - Tổng Giám mục TGP Hà Nội, chủ tế thánh lễ khai mạc, cầu nguyện cho công việc bác ái xã hội luôn theo ý Chúa.
Đoàn đồng tế có 6 Giám mục và 54 Linh mục. Hiệp thông thánh lễ có quý tu sĩ nam nữ, anh chị em giáo dân đang hoạt động trong lĩnh vực bác ái xã hội tại các 26 giáo phận.
Chia sẻ trong thánh lễ, dựa vào câu Kinh thánh: "Anh em là muối cho trần gian" (Mt 5,13), ĐHY Phêrô nhấn mạnh tới vai trò quan trọng của muối trong đời sống của mỗi người. Ngài cũng mời gọi anh chị em nhân viên Caritas phải là muối cho đời, làm cho môi trường sống của mình thêm “mặn mà” tình bác ái yêu thương. Ngài cũng khích lệ các thành viên Caritas trong công cuộc thực thi bác ái: "Công việc của anh chị em chính là công việc của Chúa vì Đức bác ái là hồng ân của Thiên Chúa ban cho mỗi người chúng ta". Ngài mong muốn các tham dự viên trân trọng, gìn giữ và thăng tiến hơn trong hoạt động bác ái. Chỉ có như thế Đức Kitô mới được bẻ ra để phân phát, chia sẻ cho hết thảy tất cả mọi người.
Lúc 11 giờ, Ban Tôn Giáo Chính Phủ và Chính quyền Tỉnh Thái bình đến thăm chúc mừng Đại Hội Caritas. Ông Vũ Chiến Thắng - Tân Trưởng Ban Tôn Giáo Chính Phủ, bày tỏ niềm vui được gặp gỡ Quý Đức cha, Quý cha, Quý Tu sĩ và mong ước được cộng tác với nhau để hoàn thành nhiệm vụ được trao. Ông nhìn nhận những thành tựu của UB. Bác Ái Xã Hội - Caritas Việt Nam đối với người nghèo trên đất nước Việt Nam, đặc biệt ở những vùng sâu vùng xa. Hình ảnh các nữ tu âm thầm, khiêm tốn, và ân cần phục vụ những bệnh nhân phong, người có HIV… Ông hứa sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đại Hội thành công và sẽ cộng tác với Caritas Việt Nam dấn thân và đạt nhiều thành tựu hơn nữa trong việc giúp đỡ người nghèo.
Buổi chiều, vào lúc 14g, Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Gm. Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, Chủ tịch UB. Loan Báo Tin Mừng có bài tham luận. Đây là lần thứ 5 ngài tham dự Hội nghị thường niên của Caritas Việt Nam.
Đức Cha Anphong khẳng định: thăng tiến là đòi hỏi hợp lý đối với mọi nghiệp vụ, mọi hoạt động và những người liên quan. Nếu không có sự thăng tiến, nghiệp vụ sẽ không phát triển, tay nghề bị cùn, hoạt động không đạt hiệu quả cao.
Đối với UBLBTM, để thăng tiến trong sứ mạng Loan báo Tin Mừng ở thiên niên kỷ thứ ba này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã đề ra tiêu chí là phải có “nhiệt huyết mới, phương pháp mới, và cách trình bày mới”. Trong tông huấn Niềm vui của Tin Mừng, ĐTC Phanxicô cũng đã nhắc lại và bàn giải các tiêu chí này.
Đối với UBBAXH, để thăng tiến trong sứ mạng phục vụ thì cũng dựa trên các tiêu chí trên: nhiệt huyết mới, phương pháp mới, và cách trình bày mới.
Tiếp theo, cha Giuse Phan Trọng Quang, MF, Thư ký LHBTTC trình bày tóm tắt thực trạng hoạt động và tinh thần phục vụ của các Dòng tu tại Việt Nam. Dưới sự soi sáng của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội, và cụ thể hơn là của HĐGM Việt Nam, người sống đời thánh hiến tại Việt Nam trong mọi môi trường hiện diện đã thực sự thể hiện tinh thần yêu thương, quảng đại dấn thân phục vụ như một chứng từ sống động trong công cuộc tân Phúc Âm hóa. Ngài cũng gợi lên thao thức dấn thân của các Dòng tu trong sứ vụ phục vụ; đời sống thánh hiến cần một cuộc hoán cải và canh tân để giải quyết những bất cập đang làm yếu đi đời sống chứng tá của mình. Do đó, thách đố lớn nhất cho đời sống thánh hiến trong thời đại hiện nay là sự chuyển mình từ chủ nghĩa đặc quyền, hưởng lợi qua tinh thần phục vụ.Thực tế, chúng ta phải nhìn nhận rằng trong nhiều năm qua, các Dòng tu đã rất dấn thân vào công tác bác ái xã hội với nhiều sáng kiến và trong mọi lãnh vực. Cùng với các thao thức dấn thân trong sứ vụ phục vụ, đời sống thánh hiến cũng bày tỏ mong ước trong thời gian tới được cộng tác tích cực, có trách nhiệm, và có hiệu quả với Caritas Việt Nam cụ thể tại các Giáo phận.
Sau các bài tham luận, từ 15-16g, có 4 nhóm thảo luận, theo 3 Giáo Tỉnh và nhóm các Dòng tu nam nữ. Việc liên đới với các Dòng tu, vấn đề chăm sóc và bảo vệ môi trường.
Sau phần đúc kết, ngày khai mạc Đại Hội kết thúc vào lúc 17g45.
3. Ngày thứ ba
Kinh sáng và Thánh lễ khởi đầu một ngày mới trong ân sủng và tình yêu Thiên Chúa. Đức Cha Alosiô Nguyễn Hùng Vị chủ tế và giảng lễ.
Lúc 8 giờ, Đức cha Giuse Đỗ Mạnh Hùng, Gm. Phụ tá TGP Sài gòn, Chủ tịch UB Di dân có bài tham luận. Ngài trình bày 4 vấn đề: Caritas và lòng thương xót, Caritas và sự thăng tiến, Caritas và “muối cho đời”, Ủy ban Caritas và Ủy ban Di dân.
Nói đến Caritas hay Bác ái xã hội là nói đến người nghèo. Đức Thánh Cha Phanxicô mới thiết lập “Ngày Thế giới về người nghèo”, sẽ được cử hành lần đầu vào ngày 19.11.2017 sắp tới, với chủ đề “Anh chị em đừng yêu thương bằng lời nói suông, nhưng bằng việc làm cụ thể”. Trong sứ điệp “Ngày Thế giới về người nghèo”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho biết: Ngày thế giới người nghèo là thành quả của Năm Thánh Lòng Thương Xót, đó là dấu hiệu và phương cách để diễn tả các thực tế trọng tâm của đức tin Kitô, đó là thái độ lắng nghe, đón nhận, hội nhập…nó nói lên quan tâm hàng đầu của Chúa Giêsu cho người nghèo.
Người ta không thể cho đi điều họ không có. Để có thể phục vụ tốt, mỗi thành viên Caritas cần phải nỗ lực trau dồi, thăng tiến bản thân để từ đó luôn được thấm nhập “Chất muối yêu thương của Tin Mừng”, “Chất muối Giêsu Kitô” nhằm giúp cho người nghèo giữ được phẩm giá của họ và làm cho cuộc sống của họ được đậm đà vui tươi.
Ngài kết luận bằng lời mời gọi về sự hợp tác giữa hai ủy ban để phục vụ một cách tốt nhất, hiệu quả nhất trong việc chăm lo cho người nghèo và anh chị em di dân.
Cha Giuse Đào Nguyên Vũ, SJ, Thư ký UBDD, trình bày những thao thức mục vụ di dân và sự liên kết giữa hai Ủy ban hướng đến sứ vụ phục vụ anh chị em di dân.mở công ty tạo công ăn việc làm, đính hướng mục vụ thiết thực.
Tiếp theo, ban tổ chức dành nhiều thời giờ cho 4 nhóm đại biểu theo Giáo tỉnh – Dòng tu, thảo luận những đề tài chính như: năng lực nghiệp vụ của nhân viên văn phòng Caritas, đào tạo nhân sự, hệ thống mạng lưới Caritas từ giáo phận giáo hạt đến các giáo xứ, việc gây quỹ, thẻ hội viên và đường hướng nối kết hỗ trợ các Caritas trong giáo tỉnh. Các đại biểu sôi nổi trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm cho nhau về nguồn nhân lực và thao thức đào tạo nhân sự.
Ban tối, Nhà Chung tổ chức đêm văn nghệ “cây nhà lá vườn” chào mừng Đại hội. Với sự góp phần của quý cha, quý tu sinh và đại biểu Caritas đã làm nên nhiều sắc màu tạ ơn và rộn rã niềm vui yêu thương. Tiệc nhẹ vui vẻ, chúc cho nhau bình an và tình thương phục vụ.
4. Ngày thứ tư
Các Đại biểu trao đổi thêm về vai trò của văn phòng Caritas Giáo phận, như một nhịp cầu hết sức thiết yếu cho mối tương quan giữa Caritas Việt Nam với Caritas Giáo phận, giữa các Caritas Giáo phận với nhau và với các Giáo hạt, Giáo xứ. Sự hiện diện đã quan trọng, năng lực của nhân viên càng quan trọng hơn cho một hoạt động hữu hiệu và lâu bền.
Sau những đóng góp bổ ích của các tham dự viên, cha Giám đốc Caritas Việt Nam tổng kết Đại hội vào lúc 8g, lược lại những hoạt động trong 3 ngày vừa qua cùng với những đề xuất và định hướng cho năm Mục vụ 2018. Ngài thay mặt Caritas Việt Nam bày tỏ lòng biết ơn với quý Đức cha qua những tâm tình và bó hoa tươi thắm lòng hiếu thảo.
Đức Cha Tôma chủ toạ buổi thảo luận chung, cùng các Đại biểu phân tích những thuận lợi, khó khăn liên quan đến hoạt động của Caritas tại các Giáo phận. Những mối tương quan với các Đấng bản quyền trong Hội thánh, với các Linh mục quản xứ, với các tín hữu trong Giáo phận… cần phải được kiến tạo cách tốt đẹp, để có được sự đồng thuận và hợp lực trong hoạt động.
Ngài đưa ra những kết luận chung và trao phó cho tất cả các đại biểu sứ mệnh thể hiện lòng bác ái nơi địa phương của mình.
- Cần nâng cao năng lực và cũng cố vững mạnh về nhân sự cho các văn phòng Caritas các Giáo phận. Về nguồn nhân lực, chương trình ngắn hạn nên quy tụ các em sinh viên đã tốt nghiệp Đại học chưa có việc làm; chương trình dài hạn nên cấp học bổng cho các sinh viên nghèo hiếu học, cam kết sau khi tốt nghiệp sẽ làm việc cho Caritas giáo phận.
- Mở thêm những khóa tập huấn cho nhân viên văn phòng, đào tạo chuyên môn nghiệp vụ làm việc phát triển. Cha giám đốc Caritas giáo phận luôn đồng hành với các nhân viên, cảm thông và giúp đỡ.
- Liên đới trong giáo tỉnh, khuyến khích việc họp mặt gặp gỡ các cha Giám đốc Phó giám đốc trong mỗi giáo tỉnh, chia sẻ kinh nghiệm mỗi năm ít là một lần. Mỗi tham dự viên dành thời giở để đọc tất cả 26 bản báo cáo các giáo phận, qua đó học hỏi thêm nhiều hoạt động phong phú.
- Liên đới với các Dòng tu. Tôn trọng sinh hoạt độc lập, những công việc đang có của dòng tu, giao lưu học hỏi,đơn cử như nhà khuyết tật có 300 em dòng Saint Paul - Đà Nẵng, Bệnh viện Dòng Gioan Thiên Chúa - Hố Nai. Trao đổi về đào tạo nhân sự qua các khóa tập huấn. Cha giám đốc và Dòng tu cùng bàn những phương án cứu trợ khẩn cấp do thiên tai.
- Liên đới giữa ba Ủy ban: Di dân - Loan báo tin mừng và Bác ái. Thử nghiệm tại TGP Sài gòn. Gặp gỡ thống nhất, báo cáo với HĐGMVN, sau đó thưa với quý giám mục các giáo phận, nhằm cổ võ mở rộng mạng lưới Caritas.
- Đẩy mạnh phát triển sinh hoạt Caritas, cần sự tham gia tích cực của các cha xứ, cần Đấng Bản Quyền mời gọi các giáo xứ.
Đức Cha Tôma cũng thông báo về Hội nghị Caritas năm 2018 - kỷ niệm 10 năm thành lập Caritas, sẽ được tổ chức vào tháng 10 tại TGM Xuân lộc. Ngài sẽ tổ chức tĩnh tâm cho các cha Giám đốc và Phó Giám đốc Caritas 26 giáo phận vào tháng 4-2018. Caritas Việt Nam sẽ thực hiện cuốn Sổ tay về tất cả các cơ sở bác ái trong 26 giáo phận.
Vào lúc 10g, cộng đoàn tham dự Thánh lễ tạ ơn và bế mạc tại Nhà nguyện TGM.
Đức Cha Tôma chủ tế và giảng lễ. Gia đình Caritas Việt Nam hợp nhất trong tâm tình tạ ơn Thiên Chúa, phó dâng cho Ngài niềm vui và nỗi ưu tư cho hoạt động của Caritas ngày càng hữu hiệu hơn, thể hiện được Caritas là một Gia đình yêu thương và thăng tiến để phục vụ, làm chứng cho Tình yêu Thiên Chúa.
Đại hội Caritas 2017 kết thúc trong tâm tình tri ân Thiên Chúa và cảm ơn nhau, cùng mở ra cho một năm mới của Caritas Việt Nam với nhiều đổi mới và nỗ lực hơn trong việc phục vụ bác ái.
Sáng cơm trưa, nhiều đại biểu đi hành hương Đền Thánh Bắc Trạch, sau đó ra sân bay Hải Phòng về Sài gòn.
Mọi người chia tay trở về nhiệm sở với những công việc bề bộn của những ngày tháng 11 sắp đến.
*****
Hội đồng Giám mục Việt Nam, trong kỳ họp thường niên, từ ngày 25-9-2008, tại Xuân Lộc, đã xác nhận tầm quan trọng và sự cần thiết của Caritas Việt Nam trong Giáo hội Việt Nam. Caritas thật sự đã đổi mới bản chất và phương thức hành động khi Đức Thánh Cha Beneđictô XVI chỉ định vị Hồng Y đầu tiên, Oscar Andres Rodriguez, làm Chủ tịch Caritas Internationalis thay cho những người giáo dân giữ chức vụ này từ mấy chục năm nay. Hành động này như muốn xác định Giáo Hội toàn cầu muốn Hiệp hội Caritas đóng vai trò lớn lao hơn trong sinh hoạt của Giáo Hội và người tín hữu cần xác tín rằng “hoạt động bác ái chính là trách nhiệm của mỗi tín hữu và cũng là bản chất của Giáo Hội Công Giáo” như Đức Thánh Cha đã xác định trong Thông điệp Deus Caritas est (Thiên Chúa là Tình Yêu), số 20.
Caritas: Theo nguyên ngữ Latinh, từ Caritas có nghĩa là bác ái, là tình yêu bao la, là tình thương quảng đại hay hoạt động từ thiện. Việc liên đới với người nghèo và dấn thân phục vụ họ theo giáo huấn và gương sống của Đức Giêsu là một đòi hỏi của bác ái Kitô giáo, đồng thời là sứ mệnh căn bản của Giáo Hội. Giáo Hội Công Giáo đã khuyến khích thành lập nhiều tổ chức Caritas quốc gia để thể hiện tình yêu thương này ở khắp nơi. Caritas đầu tiên được thành lập vào năm 1897, tại Freiburg, Đức, sau đó được hình thành tại nhiều quốc gia khác như Thuỵ sĩ (1901), Áo (1903), Hoa Kỳ (Catholic Charities, 1910).
Caritas Quốc tế (Caritas Internationalis) là một tổ chức liên kết các hoạt động bác ái trên phạm vi toàn cầu của Giáo Hội Công Giáo. Tổ chức này được thành lập từ năm 1951, hiện có 162 thành viên Caritas cấp quốc gia. Trụ sở được đặt tại Piazza San Calisto 16, 00153, Roma, Italy. Caritas Quốc tế cứu trợ những người nghèo khổ, tật bệnh hay gặp hoàn cảnh khốn cùng, không phân biệt tôn giáo, quốc gia, chủng tộc, chính trị.
Caritas Việt Nam
- Đầu năm 1965, Hội đồng Giám mục miền Nam Việt Nam (HĐGMVN) thành lập Caritas Việt Nam: Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi đặc trách; Linh mục G.B. Hồ Văn Vui làm Giám đốc.
- Năm 1968, Caritas Việt Nam do Đức cha Philipphê Nguyễn Kim Điền đặc trách. Caritas Việt Nam bắt đầu nhắm đến các kế hoạch phát triển lâu dài.
- Năm 1969, vì các hoạt động xã hội đòi hỏi nhu cầu chuyên môn nên Caritas Việt Nam cộng tác với trường Cán sự Xã hội của Tu đoàn Nữ tử Bác Ái thánh Vinh Sơn mở 2 khoá đào tạo nhân viên sơ cấp. Sau khi học xong, những cán sự xã hội này về làm việc trong các văn phòng Caritas Giáo phận, phòng phát thuốc, cơ sở dạy trẻ em nghèo, dạy phụ nữ cắt may…
- Năm 1972, Caritas Việt Nam do Đức cha Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận đặc trách. Ngài mở rộng hoạt động bác ái xã hội bằng việc thành lập cơ quan điều hợp các tổ chức, gọi là Hội Hợp tác để xây dựng lại Việt Nam gọi tắt là COREV (Cooperation pour la Réédification du Vietnam). Hội này gồm các thành viên: Caritas Việt Nam, Hội Hồng Thập Tự VN, Tổng Liên đoàn Lao công VN, CRS Hoa kỳ… Hội này được Đức cha Henri Lemaitre, Khâm sứ Toà Thánh, chúc lành và yểm trợ đắc lực. Hội xây dựng được nhiều làng định cư, nhiều trung tâm xã hội.
- Đầu tháng 7-1974, Linh mục Phêrô Trương Trãi, Giáo phận Nha Trang, được cử làm Giám đốc.
- Tháng 6-1976, Caritas Việt Nam được lệnh tạm ngưng hoạt động, bàn giao cơ sở và phương tiện cho Uỷ ban Quân quản TP. HCM.
- Ngày 19-09-2001, Uỷ ban Bác ái Xã hội (UBBAXH) được thành lập trong Đại hội VIII của HĐGMVN, tại Hà Nội, nhưng chỉ chính thức hoạt động sau kỳ họp ngày 26-09-2002, với sự tham dự của đại biểu các giáo phận và các dòng tu để lo các công việc từ thiện, phát triển, cứu trợ khẩn cấp và hoạt động xã hội như hiện nay. Uỷ Ban đã bầu ra Ban Thường trực tại Trung ương cũng như Ban Bác ái Xã hội tại các giáo phận.
Trong tinh thần hội nhập với thế giới, UBBAXH Việt Nam xin phép sử dụng lại tên Caritas Việt Nam và các tên Caritas Giáo phận cho thống nhất ở trong nước và phù hợp với mạng lưới Caritas toàn cầu.
Ngày 2-7-2008, Ban Tôn giáo Chính phủ đã gửi Công văn số 941TGCP-CP chấp thuận cho HĐGMVN tái lập Caritas ở cấp Trung ương và cấp giáo phận.
Cậu hay đến cái Nhà Hưu Dưỡng Linh mục này mỗi tháng một lần cùng với các chủng sinh khác để tĩnh tâm. Rồi cũng từ những ngày lui tới ấy, cậu quen cha cố. Cũng chẳng biết nguyên do nào cậu quen cha nữa. Cha nói cái duyên thôi con. Cái duyên gắn kết cha con mình lại với nhau còn hơn cả máu mủ thịt thà.
“Ừ thì cái duyên.” Cậu tự nói thầm thế. Cũng vì cái duyên mà cậu mới đi tu.
Đẹp trai. Người ta nói cậu thế.
Học giỏi. Cũng người ta nói.
Hiền lành. Như trên.
…còn một đống lời khen của đám bạn dành cho cậu. Dĩ nhiên, không tự tin mới lạ, cậu tự tin hết chỗ nói. Đám bạn gái cứ liếc mắt đưa tình theo cái kiểu chủ động, mà cậu làm như không.
Bữa trước, ma xui quỷ khiến thế nào cậu lại theo ông chú vào Dòng tu của ổng chơi. Cũng có gì lạ đâu, chỉ là ăn uống, nói chuyện với mấy thầy mấy cha, xong chiều ra sân đá bóng. Ấy vậy mà về nhà cậu lại nhớ, lại thèm. Một cái gì đó cuốn hút cậu mãnh liệt lắm. Một tiếng gọi.
Thế là cậu thi vào Đại Chủng Viện. Dễ ợt.
Cậu nói: “cái duyên mà.”
***
Cha cố Phêrô về cái nhà hưu dưỡng này cũng được ít năm, sau cái ngày kỷ niệm Kim Khánh Linh Mục. Người ta to nhỏ: “Làm cú chót, hốt hụi để về hưu an toàn.”
Ngày cha về hưu, giáo dân có vẻ mừng thầm. Thì cũng chịu đựng nhau cả hơn hai chục năm chứ còn gì. Ở cái giáo xứ này người ta thường xì xầm, phàn nàn cha nổi tiếng khó tính, khó chịu, khó hiểu và nhất là ham tiền. Bao nhiêu năm về đây mà cha có xây dựng được gì đâu. Xứ người ta thì xây nhà thờ, sửa nhà mục vụ, làm sân bóng cho thiếu nhi… còn xứ mình thì chỉ biết gom góp cho riêng mình cha. Nói đến đó rồi tặc lưỡi. Cha già mà!
***
Ừ thì già nên mới về hưu. Nhưng mà có phải ai cũng vậy đâu – giọng điệu khinh khỉnh của bà xơ nấu ăn nghe cứ như ấm ức lắm. Phòng kế bên thôi, cha trẻ đấy. Mới hơn bốn chục chứ bao nhiêu. Tội ngài. Đang chánh xứ ngon lành tự dưng tai biến mạch máu não, liệt nửa người. Cho nên dù có cố gắng lắm thì không chết là mừng rồi. Còn mơ gì chánh xứ nữa.
Ừ thì già rồi nên mới về hưu. Nhưng mà có phải ai cũng vậy đâu. Phòng đối diện đấy. Cha trẻ, bao trẻ luôn. Mới chịu chức được hai năm chứ mấy. Vậy mà cũng về hưu. Số là người ta tố lên giám mục ngài quen con bé Giáo lý viên khi đang làm cha phó. Thiệt tình.
Ừ thì già rồi nên mới về hưu. Nhưng mà có phải ai cũng vậy đâu. Phòng trên lầu kìa. Ứng cử viên cho xuất du học Italia chứ bộ. Tự nhiên ngơ ngơ ngáo ngáo như trên mây. Gặp ai cũng cười cười làm quen. Vui cũng cười, buồn cũng cười. Vậy là biết rồi heng!
***
Ở cái Nhà Hưu Dưỡng Linh mục này là thế, lúc nào cũng im ắng. Mà không, thỉnh thoảng có ồn ào một chút. Vài lần trong năm, vào dịp lễ tết cũng có vài người động lòng trắc ẩn đến thăm. Những ngày còn lại thì cái không khí im ắng ấy như muốn nuốt trọn, bao phủ lên từng vách tường, gốc cây và con người nơi đây. Hai hàng cây dầu tỏa bóng che gần hết khoảng sân bê tông nứt nẻ vết chân chim. Nhiều chỗ cỏ len lên để sống, để hít hà không khí. Ngọn cỏ tưởng chừng vô thường ấy lại toát lên một sức sống mãnh liệt không gì có thể cản nổi. Nó làm cậu liên tưởng đến các cha già hưu nơi đây. Già nhưng chưa cỗi. Già nhưng lại tràn đầy nhựa sống.
***
Thế là cậu quyết định nhận cha làm cha bố. Cha nói trước giờ chưa nhận ai. Cậu tặc lưỡi: “thì giờ nhận con!” Cha cười. Cậu cũng cười. Ngoài trời nắng lên cao.
Bữa cậu đến thăm cha, gặp mấy xơ cũng đang ở đó. Vừa nhìn thấy cậu, bà xơ ngơ ngác hỏi: “Ai vậy cha?” Cha già cười tươi, cậu cũng cười. Bà xơ được dịp nói lớn:
- Trời, cha già vậy mà chưa kế hoạch hả? Hơn tám chục mà vẫn còn có con.
- Thì tre già măng mọc! Trước giờ cũng có đứa nào đâu. Nay có nó cho vui tuổi già – vị linh mục già không giấu được niềm vui qua ánh mắt.
***
Nơi cậu, người ta dễ dàng nhận ra sự sống căng tràn. Nhiều người nhận xét tương lai cậu sẽ rạng ngời. Sau này làm linh mục rồi chắc còn sáng láng nữa. Cậu cũng thấy vậy nên có phần tự tin hơn. Mà hình như sự tự tin chưa đủ làm hành trang cho cậu. Cậu hay vào nhà hưu hơn mỗi khi rảnh rang. Không làm gì khác ngoài việc nói chuyện với cha cố. Có cái gì đó nơi các cha già nói chung và cha bố của cậu nơi đây cuốn hút lắm. Cậu hay hỏi cha bố về đời tu, về thiên chức linh mục và đủ thứ linh tinh liên quan đến đời tu mà cậu chợt nghĩ ra mỗi khi nói chuyện với ngài.
Cậu nhớ có lần cha nói với cậu đời linh mục là theo Chúa từ phòng Tiệc Ly đến đồi Gôngôtha. Nên những ai đã lỡ mang trong mình cái ao ước vinh quang của đời linh mục thì cũng mau chóng nhận ra rằng chẳng có tương lai nào cho linh mục cả. Ngày tạ ơn Tân Linh Mục bao nhiêu người ca tụng, chào đón như hứa hẹn một tương lai sáng ngời. Đời linh mục dẫn dắt biết bao linh hồn về với Chúa, làm biết bao việc lành phúc đức với hết trách nhiệm và tình yêu của một mục tử. Ấy vậy mà chỉ một chút gì đó khiến giáo dân không vừa ý thì ngay tức khắc những tin đồn và trăm ngàn thứ xì-can-đan như cứ dồn dập tứ bề. Trò làm sao mà hơn thầy, thầy mà còn bị người ta đóng đinh và chết nhục nhã thì trò làm sao tránh được. Đời linh mục lúc lên voi, khi xuống chó, có khi xuống dưới bụng chó. Vui đấy, người ta ca tụng đấy. Nhưng rồi cũng lên thập giá đấy. Cái quan trong không phải là mình được gì, mất gì nhưng là trung thành, trung thành thật sự, trung thành đến giây phút cuối con ạ.
***
Hôm vừa rồi, cậu lên chào cha bố lần cuối để vào Đại Chủng Viện. Cha chẳng khuyên chẳng lơn gì với cậu. Cha nói cha về hưu vậy mà hay. Bữa cha quản hạt Antôn cha bị giáo dân rải thư tố ngài khắp nơi, lên cả giám mục nữa. Tội ngài. Người ta nói ngài già quá, khó tính, lại còn ham tiền. Giờ ngài buồn lắm. Mất ăn mất ngủ. Họ làm khó giám mục, buộc ngài phải về hưu. Xuống tinh thần lắm con. Vừa kể đến đó, vị cha già quay lưng lại phía sau, làm như cố giấu hai hàng nước mắt chỉ trực trào ra. Mắt đỏ hoe.
Rồi cậu đi.
Cha dúi vào tay cậu mấy quyển sách chia sẻ Lời Chúa cùng với mấy trăm ngàn, thì thầm. Cho con mua sách mà đọc.
***
Vừa vào chủng viện chưa tròn tháng, người ta báo tin cha bố cậu bị nhồi máu cơ tim. Phải đi cấp cứu. Cậu vội vàng về thăm. Bác sĩ nói phải có người nhà ký giấy và phải có tiền mới chuyển viện lên tuyến trên được.
- Thân linh mục già, con cái đâu ra mà ký giấy. Cha trả lời với bác sĩ gọn lơ.
Cậu đến, cha cầm tay thì thầm vào tai cậu mật mã, số sủng gì đó, để mở cái két sắt được giấu kín trong góc phòng. Về đến phòng cha, loay hoay mãi, ướt đẫm mồ hôi, cậu mới mở được cái két sắt. Hai chục triệu, năm trăm, bốn chục ngàn. Gói hai chục triệu được bỏ vào phong bì riêng, vài chữ nguệch ngoạc: “Dành cho con, ngày con bước lên Bàn thánh”. Nhìn gói tiền, cậu thở dài. Gia tài của cha già là đây sao? Gia tài của một đời linh mục là đây sao? Gia tài của một linh mục mà người ta cho là ham hố tiền bạc là đây sao? Cậu tự hỏi lòng mà hai mắt đã ngấn nước.
***
Chia tay cha bố, bước ra sân, lòng cậu nặng trĩu như thể muốn chìm xuống tận dưới đáy. Bao nhiêu sự tự tin bấy lâu nay bỗng chốc tan biến. Cậu bước đi, đôi chân có chút do dự. Hình như sự tự tin, đẹp trai, giỏi giang…và trăm ngàn những thứ bên ngoài vẫn chưa đủ cho một linh mục tương lai. Có cái gì đó sâu hơn, ở tận bên trong. Ừ, thì cha bố nói rồi. Sự trung thành. Không biết mình có trung thành theo Thầy đến hơi thở cuối cùng không nữa? Cậu tự hỏi thế. Rồi lên đường.
Ngoài sân nắng vàng ươm. Vươn lên từ những khe nứt nẻ của cái sân bê tông, mấy ngọn cỏ cứ xanh mướt. Gió khe khẽ, ngọn cỏ nghiêng ngả nhưng vẫn sống, vẫn nở hoa. Mặc cho phía dưới chỉ toàn là bê tông cốt thép.
Tên thật: Phêrô Nguyễn Văn Hai, bút hiệu Long Giang Tử – sinh năm: 1920 – Dạy học và dạy đàn violon.
Tác phẩm:
Phúc âm diễn ca: Đời sống ẩn dật và công khai của Chúa Cứu Thế (8.088 câu) – Tâm niệm (490 câu) – Trần tình (110 câu) – Những trang sử đẫm mồ hôi của họ đạo Chợ Lớn Việt Nam (1972)
CẦU NGUYỆN
Cầu nguyện là nói chuyện với Chúa đã cần, đọc Phúc Âm là nghe Chúa nói lại cần hơn chừng nào! Vì lý do đó, ta phải đọc Phúc Âm. Nhưng đọc thì hay quên và không thấm thía bằng ngâm nga. Muốn ngâm nga phải thơ là một nghệ thuật vô bờ bến làm cho đến độ tuyệt vời!
Lời Chúa là những hoàn ngọc thiên thu trọn hảo mà muốn xếp lại cho thành thơ là vạn nan vậy.
Thôi thì cố gắng mà làm để cho mình và những ai cùng chung lý tưởng.
Lời Chúa nguồn thương tực suối mơ,
Quanh co uốn lượn tự bao giờ…
Hồn con, nai khát bên khe thác,
Tươi mát mong chờ giọt ý thơ.
LONG GIANG TỬ
CHUYỆN HAI NGƯỜI CHÚNG TÔI
LÊ ĐÌNH BẢNG
Còn nhớ tháng 12 năm 1965, anh rủ tôi đi xe đò về Mặc Bắc (Vĩnh Long) quê anh. Nơi có ngôi nhà thờ cổ kính soi mình xuống dòng Bassac mông mênh. Họ đạo ở Nam bộ không mấy sầm uất đông vui như ở Bắc bộ. Chầu lễ xong, nhà thờ vắng hoe, ai về nhà nấy. Nhưng được cái tình làng nghĩa xóm rất đỗi mặn mà, đi dễ khó về. Trên đời, dưới dừa, bát ngát bao la, uống đã một tuần rượu, vẫn không một bóng nắng trên đầu. Chiều chạng vạng, dơi rủ nhau bay ra như ong vỡ tổ, như mối gặp mưa. Dơi ở đây – Nam bộ, Bắc bộ - to khác thường, lông màu hoàng yến óng ả như tơ tằm. Khác xa lũ dơi đen xì, xấu xí, hôi hám như quỷ bay đầy tháp chuông nhà thờ họ quê tôi. Mấy đứa cháu hè nhau trèo lên đọt dừa, bắt dơi dễ như lấy đồ trong túi. Chả là, dơi ta hút đẫy mật sữa đọt dừa, say ngất ngư con tàu đi, rồi xỉn luôn, ngủ mơ màng tòong teng. Trên cái sập gỗ gụ lê dưới gốc mãng cầu, dọn ra từ bao giờ, một mâm đồ nhậy đầu ắp, thơm lừng. Nào chả chiên, nào xào lăn nước cốt dừa, nào cháo hà nàm dơi nấu chung với đậu xanh, hạt sen. Ăn uống no say, ngủ vùi tới sáng, chẳng biết trời trăng gì ráo trọi. Cuộc sống, tình người gạo chợ nước sông của người Nam bộ hào hiệp, phóng khoáng lắm, không nề nếp kín kẽ như người Bắc mình. Sáng hôm sau, ông bạn quý dẫn tôi đi thăm chùa Dơi của tăng phái sư sãi Phật giáo Khmer. Ở đây, tôi còn được nghe 1001 giai thoại hấp dẫn về dơi đồng bằng sông Cửu Long nữa kìa […]
Cho đến một ngày tháng 4-1975, khi tiếng súng tiến công nổ vào Sài Gòn ì ầm, tán loạn thì mỗi người một ngả. Anh và tôi đều nghỉ dạy học. Hôm 07-7-1977 trở thành ngày lịch sử ngã rẽ cuộc đời của cả hai anh em. Căn nhà trong hẻm 47/24 Tân Hòa Đông, Phú Lâm, quận 6 trở thành điểm giao lưu gặp gỡ của đồng nghiệp cũ, của bạn thơ bốn phương. Chiều nào, tôi cũng mệt mỏi dẫn xác chiếc xích lô ghé lại đây để tâm sự vặt, để “vịn câu thơ mà đứng dậy!” hoặc để an ủi nhau sống cầm cự, nhẫn nhịn qua ngày. Căn gác chật chội, lôi thôi đủ thứ: nồi niêu xoong chảo, bát đũa, quần áo và đặc biệt có cây đờn Violon, cái máy đánh chữ, một xấp giấy tập cắt sẵn và những bài thơ ngổn ngang, vương vãi. Vợ anh già yếu hơn, chỉ ngồi một chỗ mà vẫn góp được nhiều chuyện văn thơ lý thú. Thì ra lúc ấy, anh đang viết Thơ Phúc âm và Diễm Tình Ca. Xong tờ nào, anh đưa tôi xem tờ nấy. Góp ý, sửa chữa. Chuyện vui như pháo rang, quên cả cái xích lô để ngoài kia có khách gọi. Thơ Phúc âm ra đời trong cái hoàn cảnh rất hoàn cảnh ấy.
Cho đến năm 1978 -1979, anh yếu hẳn, luôn rũ rượi ho. Chị về quê Mặc Bắc, xin cha sở và bà con đồng hương đồng khói ít gạo, ít mắm, ít tiền lên, nuôi nhau sống qua ngày. Thời buổi lúc này cực kỳ khó khăn, túng đói, ngăn sông cấm chợ đủ điều. Chị chia cho tôi chút đỉnh về với vợ con, vì quá biết cái nghề ngỗng phu xe của tôi chẳng nên cơm cháo gì. Rồi bẵng đi một thời gian dài, tôi nghe cha Nho bảo anh đau nặng, khó qua khỏi. Hai ngày ở bên anh, tôi còn được nghe lời trăn trối về đứa con tinh thần của anh: Thơ Phúc Âm… Hôm tiễn đưa anh lần cuối đến nhà thơ Hiển Linh, ra lò thiêu và trở về căn gác nghèo xác xơ này, tôi khóc hết nước mắt. Trở về nhà, lục lọi tủ sách Giảng Văn, tôi tìm ra được bài thơ cuối cùng anh tặng hôm nào (1987):
Trang thơ cát bụi không nhòa
Cội nguồn đạo đức, tinh hoa nước trời
Tin Mừng rao giảng khắp nơi
Thánh đường ghi dấu một thời gian nan
Dầu cho sóng gió phủ phàng
Lòng tin bền vững đá vàng không phai
Người xưa về cõi trời mây
Dặm người ở lại tháng ngày còn xa
Chuyện đời, chuyện đạo bao la….
(Trích Có một vườn thơ đạo, tập 2, từ trang 122-125)
Ngày chúng tôi còn bé tí xíu đã được nghe Cha Xứ kể chuyện có người thanh niên kia nhờ ngày nào cũng đọc ba kinh Kính Mừng trước khi ngủ mà được Đức Mẹ cứu khỏi hoả ngục. Tuổi thơ tôi còn đọng lại với ký ức cứ mỗi tối tiếng loa phóng thanh từ nhà xứ vang lên lời kinh Kính Mừng và cả giáo xứ đọc theo. Hồi ấy tự do giữ đạo nên những việc đạo đức chung còn dễ thực hiện.
Nhờ Cha xứ, tôi thấy kinh Kính Mừng gần gũi hơn với mình. Ngày ấy, khi nhận được một tràng hạt, chúng tôi vui mừng lắm, dường như trẻ con bây giờ đã có đôi phần khác đi.
Tôi lớn lên, đi vào đời bằng những nẻo đường khá là vất vả. Vất vả về cuộc sống và cả vất vả về tâm linh. Thuở mới lớn bạn bè tôi thấy có gì không hài lòng với ai trong Hội Thánh là muốn theo đạo khác. Tôi không thoát khỏi cám dỗ ấy. Có lần tôi thưa với Cha Linh Hướng: “Nếu không có Chúa Thánh Thể, không có Đức Mẹ và không có Đức Giáo Hoàng thì chắc con sẽ theo… một đạo khác”. Cha cười vui vẻ vì ngài hiểu rằng nói như tôi thì nghĩa là chẳng đời nào xa được Hội Thánh vốn thánh thiện dù vẫn còn bất toàn này.
Nói đến Hội Thánh Công Giáo là nói đến Chúa Thánh Thể, Đức Maria và Đấng thay mặt Chúa Kytô (và dĩ nhiên cùng với toàn thể đoàn dân thánh). Nhưng suy cho cùng, thì tất cả các giá trị ấy đều nằm trong chuỗi Mân Côi.
Dĩ nhiên Thánh Lễ, các Bí Tích và các giờ Kinh Phụng Vụ mới là việc thờ phượng chính thức của Hội Thánh. Nhưng trong lòng đạo đức của những người con Đức Maria, chuỗi Mân Côi là lời cầu nguyện đơn sơ mà hữu hiệu.
Chuỗi Mân Côi tuyệt diệu. Có Thánh Giá Chúa Giêsu. Có hình ảnh Mẹ. Có lời kinh vinh danh Thiên Chúa. Có lời cầu nguyện cho Giáo Hội đang thanh luyện. Chưa hết, những kinh Kính Mừng chính là lời kinh Truyền Tin cho Mầu Nhiệm Nhập Thể. Và trên hết là lời Kinh Lạy Cha do chính Chúa Giêsu truyền dạy.
Những chi tiết của Chuỗi Mân Côi rất giống nhiều thành phần của Thánh Lễ, dù không thể sánh với hy tế Thánh Lễ.
Tôi có người anh lớp trên ở Ban Mê Thuột, anh em quen gọi thân thương là Già Làng Ski dù anh chưa già. Lần đầu lên Tây nguyên ghé thăm anh, ăn cơm ở nhà anh, tôi thấy anh bắt đầu bữa ăn bằng kinh Lạy Cha và Kinh Kính Mừng. Tôi được anh chia sẻ về kinh Kính Mừng như sau: khi chúng ta đọc Kinh Kính Mừng là có Mẹ Maria và Chúa Ba Ngôi hiện diện. Mà có Chúa và Đức Mẹ thì cũng có cả triều thần thánh trên trời ngự đến.
Một ý nghĩ thật đặc biệt! Chúng ta cũng có thể nói thêm rằng Kinh Mân côi gắn kết chúng ta với Giáo Hội lữ hành. Có buổi đọc kinh nào của giáo dân mà không có kinh Kính Mừng? Có ai đi ngang qua núi Đức Mẹ đứng lại cầu nguyện mà không thầm thĩ kinh Kính Mừng?
Bây giờ ít thấy người ta đeo tràng hạt hay để tràng hạt trong túi áo. Nhưng giới trẻ lại có thói quen đeo nhẫn hay vòng cổ tay có mười hạt để đọc kinh Kính Mừng. Hình ảnh đẹp quá. Ra đường thấy ai đeo chuỗi Mân Côi bất cứ hình thức nào đều có thể nhận ra là người có đạo. Thật tuyệt.
Như thế, tràng chuỗi Mân côi là dấu hiệu một con người gắn bó với Hội Thánh. Tôi rất thích áo dòng của các Cha Dòng Chúa Cứu Thế vì có thêm tràng hạt dài đeo ngang trên người. Thấy tràng hạt ấy là biết các ngài gắn bó với Hội Thánh đến mức nào. Các soeurs và các bà đạo đức siêng năng lần hạt hơn đám khô đạo như chúng tôi. Lên xe buýt, mình lo nhìn phố phường, đôi khi nhìn lại thấy vài người lặng lẽ lần hạt, mình tự xấu hổ. Nhờ những hình ảnh ấy, chúng ta thêm lòng yêu mến Mẹ Maria và Hội Thánh.
Chúng ta nhớ trong mười lăm lời Mẹ hứa qua Thánh Domonico có hai lời này: “Những ai đọc kinh Mân Côi đều là con cái Mẹ và anh em với Chúa Giêsu.” “Tôn sùng chuỗi Mân Côi là dấu chắc chắn được ơn cứu rỗi.” Hai lời này có mối liên hệ quá rõ ràng. Đọc kinh Mân Côi là thuộc về Hội Thánh, cộng đoàn những người được thừa tự lời hứa cứu độ.
Đã sắp hết tháng Mân Côi. Nhưng kinh Mân Côi không thể chỉ gói gọn trong một tháng, mà chắc chắn Mẹ muốn mỗi tháng đều là tháng Mân Côi. Mỗi năm đều là năm Mân Côi. Cả đời con người chúng ta là đời Mân Côi. Như thế là bởi vì nơi kinh Mân Côi, chúng ta gắn liền với Hội Thánh và ơn cứu độ.
“Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng Mẹ, Mẹ có phúc hơn mọi người phụ nữ…”
Đây là chuỗi hạt Mân Côi Siêng năng cầu nguyện, cuộc đời bình an Kính Mừng – từng hạt miên man Tươi màu Đức Mẹ, đẹp phần Thánh Kinh Nhịp nhàng giai điệu ân tình Vui, Thương, Mừng, Sáng – lung linh sớm chiều Mân Côi từng đóa tươi màu Hòa âm tình khúc ngọt ngào, du dương Miên man tình Chúa xót thương Cho con khuya sớm an lòng sống vui
HẠT VUI
Con thầm lần những Hạt Vui Kính mừng Đức Mẹ nhận lời truyền tin Ngôi Hai mặc lấy xác phàm Cứu nhân độ thế, hồng ân cao vời Ngôi Hai xuống thế làm người Chia ngọt sẻ bùi với kiếp phàm nhân Tạ ơn Thiên Chúa vô ngần Cảm ơn Đức Mẹ góp phần đồng công Chúng nhân dẫu chỉ là không Bỗng được giải án tuyên công diệu kỳ Nên con của Chúa từ bi Hạt Vui sáng tỏa vân vi kiếp người Xin cho con biết vâng lời Khiêm nhường, nhịn nhục suốt đời vì yêu
HẠT THƯƠNG
Con thầm lần những Hạt Thương Thông phần với Chúa vô cùng khổ đau Vì lòng thương xót dạt dào Nên Ngài chịu chết tiêu điều thay con Xin cho con biết dấn thân Thập hình vui vác, chết phần tội riêng Xin ban thêm những ơn thiêng Giúp con sống trọn hết đường trần gian Hy sinh, nhịn nhục, dịu hiền Yêu người, mến Chúa thành tâm suốt đời
HẠT MỪNG
Con thầm lần những Hạt Mừng Hân hoan rộn rã trong lòng phục sinh Chan hòa ơn Chúa Thánh Linh Cầu xin con được chết lành nay mai Dẫu đời con đã lạc sai Xin Chúa thương hoài và thứ tha luôn Để con cũng được bay lên
Theo chân Thánh Mẫu hưởng phần trường sinh
HẠT SÁNG
Đây những Hạt Sáng con lần Miệt mài theo Chúa bước chân vào đời Loan Tin Mừng, báo Nước Trời Ngước nhìn lên Chúa sáng ngời Tabor Say mê Thánh Thể Giêsu Lương Thần dưỡng sức vượt qua đường trần Mong luôn sống xứng phận con Trọn đời tín thác, ăn năn tội đời Luật Ngài xin giữ rạch ròi Để đời con được sáng ngời tin yêu
Em trên triền dốc cao nguyên Tôi miền duyên hải dong thuyền biển khơi Cùng chung luân khúc Mân Côi Muôn lòng thông hiệp một lời ca khen
Lời kinh đánh thức Eden Bao năm tội lụy lãng quên tình hồng Ca dao của Mẹ Đồng Công Sáng trang tình sử Con Lòng Mẹ sinh
Năm mươi hạt ngọc nguyên trinh Lưu ly tình Chúa, hiển linh tay Bà Quân thù khiếp đảm thua xa Oai phong biết mấy! Bài Ca Tin Mừng!
Say ngất ngứ! đẹp quá chừng! Ca đoàn thiên sứ vang lừng : Ave! Trần gian đồng nội, sơn khê Nên dàn hợp xướng say mê lòng người
Kính Mừng Mẹ Đức Chúa Trời Cũng là Mẹ của loài người chúng con Lời nào tả hết tình son Cho bằng chuỗi ngọc vẹn tròn Mân Côi
MÂN CÔI CUỘC ĐỜI
Từ nhà đến chợ hai tràng Tay bưng mẹt cải tay lần Mân Côi Đường xa với Mẹ, Năm vui Tảo tần vất vả dâng đời, mùa Thương Mân côi làm thước đo đường Nội về trọn kiếp hành hương Mùa Mừng
Đốt than cha phải lên rừng Đẵn mười khúc gỗ mới ngừng một phen Trong hơi thở gấp: Amen Mồ hôi cùng tiếng ngợi khen Đức Bà Rừng thiêng kinh vãn Rosa Một thương hai khó xây nhà tương lai
Con vào đời, sức trẻ trai Xuôi Nam, ngược Bắc vẫn bài Mân Côi Kính Mừng, thơm lựng làn môi Lời kinh định hướng cuộc đời cho con Bốn mùa năm chục sắt son Vui Thương Mừng Sáng vẹn tròn Tình Ca
ĐIỂM HẸN FATIMA
Trăm năm một điểm hẹn hò Giữa người Trinh Nữ thơm tho tinh tuyền Với ba mục tử chăn chiên Trao ban sứ điệp cứu miền lụy vong
Maria – Nguồn cậy trông Chan hòa Ánh Sáng Hừng Đông huy hoàng Đầy no nhân đức thiện toàn Mẹ lòng thương xót dịu dàng khiêm cung
Fatima – Mẹ hiển dung Dạy trần gian biết tôn sùng Mẫu Tâm Từ thôi lối sống mê lầm Canh tân cải hối, hồi tâm quay về
Cứu thế gian khỏi bến mê Lời kinh thơm ngọt trọn bề: Mân Côi Hương kinh bay vút lên trời Kéo ơn Chúa xuống vời vời xót thương
Trăm năm sứ điệp hành hương Cho người lữ khách Vui Thương Sáng Mừng Cúi xin Đức Mẹ đỡ nâng Nhất là những kẻ cần Lòng Xót thương
13-5-2017
MÂN CÔI LUÂN KHÚC
Lặng nghe luân khúc du dương Mân Côi kinh nguyện Vui Thương Sáng Mừng Lời kinh thơm ngát Phúc Âm Đem ơn huyền nhiệm xây thành hồn tôi
Hương kinh thơm ngát làn môi Nhẹ nhàng chở cả ơn trời về đây Ca từ rung nhịp ngón tay Hồn an xác mạnh dư đầy ơn thiêng
Kinh đi khắp cõi trần tuyền Gieo cung nối bậc mọi miền nhân sinh Kinh mang hạnh phúc an ninh Thành bài hợp xướng ân tình thiên thu
Lời kinh như tiếng mẹ ru Mà oai phong khiến ba thù khiếp run Nhẹ êm kinh đến suối nguồn Thơm tho kinh kéo ơn tuôn vô vàn
Kính Mừng Mẹ! Đầy hồng ân! Con Lòng Mẹ có vô ngần phúc thiêng Cầu cho con mọn bình yên Khi nay, và lúc phận hèn lâm chung. 29-9-2011
MÙA HOA MÂN CÔI
Mùa vui
THỨ NHẤT NĂM SỰ VUI
Khuê phòng Đức Nữ Đồng Trinh Sứ Thần Thiên Chúa truyền tin cao vời Ngôi Hai Thiên Chúa làm người Trong cung lòng Mẹ Ơn Trời tượng sinh * Khiêm nhường son sắt đức tin Xin vâng hai tiếng, thi hành Ý Cha Con xin giữa chốn phù hoa Được noi gương Mẹ an hòa khiêm cung
THỨ HAI NĂM SỰ VUI
Khởi đi loan báo tin Mừng Bàn chân đon đả băng rừng vượt xuôi Chị cùng vui! em càng vui! Mùa hoa bác ái nở tươi lưng trời * Elizabeth rạng ngời Bởi đâu được Mẹ Chúa Trời viếng thăm Con xin theo việc Mẹ làm Công bình, bác ái, từ tâm, yêu người
THỨ BA NĂM SỰ VUI
Bê lem lạnh vắng xa xôi Hang lừa máng cỏ giữa trời đêm đông Mẹ sinh Con Chúa Hài Đồng Trong cơn bỉ cực lưu vong hành trình * Giữa gian khó vẫn kiên trinh Lạy thờ Con Chúa Cứu tinh giáng trần Cho con chịu đựng khó khăn Vui lòng nên của lễ dâng tôn thờ
THỨ BỐN NĂM SỰ VUI
Hai tay bồng ẳm bé thơ Hân hoan trẩy hội đền thờ Gia Liêm Nhiệm mầu ánh sáng bừng lên Hiển linh Đức Mẹ lên đền dâng con * Chu toàn giữ luật cha ông Trọn tình với Chúa say nồng hương yêu Dạy con Mẹ dạy một điều Vâng lời chịu lụy dẫu nhiều trái ngang
THỨ NĂM NĂM SỰ VUI
Hành hương đi mấy ngày đàng Lạc con cha mẹ bàng hoàng xót xa Tìm con đô hội bôn ba Hội đường Con nói Lời Cha ngọt ngào * Tình yêu Thiên Chúa dạt dào Tương quan nghĩa thiết hiến trao ân tình Từ đây giữa cõi nhân sinh Con xin trọn nghĩa trọn tình với Cha
MÙA HOA MÂN CÔI
Mùa Sáng
Thứ nhất Mùa Sáng
Dòng sông xanh biếc lặng lờ Cuốn trôi muôn gánh tội nhơ trần đời Người là Con Đức Chúa Trời Khiêm cung thanh tẩy bên bờ Gio-dan * Để là ngôn sứ bình an Cho con tháp nhập toàn thân trong Người Sống ơn thánh tẩy trọn đời Nên con dấu ái Chúa Trời hiển vinh
Thứ hai Mùa sáng
Cana tiệc cưới linh đình Nửa vời hết rượu gia đình bâng khuâng Mẹ thương can thiệp ân cần Chúa làm phép lạ nước thành rượu ngon * Giữ con trong khối tình son Khiêm cung phó thác cậy trông nơi Người Noi gương Mẹ Thánh giữ Lời Tuân vâng ý Chúa trọn đời tin yêu
Thứ ba Mùa sáng
Ba năm nắng sớm sương chiều Ngược xuôi rao giảng Tình Yêu Nước trời Loan tin cứu độ muôn nơi Gọi người sám hối, tin Lời Phúc âm * Con xin nương náu Thánh Tâm Đại dương Thương xót, sắt cầm tình Cha Về nơi Bí Tích Giao hòa Cho con hạnh phúc trong nhà Cha yêu
Thứ tư Mùa sáng
Ta- bor biến cố nhiệm siêu Hiển dung nhan thánh, ánh thiều kém xa Môi- sen với Elia Cùng Người đàm đạo chói lòa ánh quang * Muôn ơn của Chúa Thánh Thần Xin cho con được canh tân mỗi ngày Trong tình yêu Chúa nồng say Biến hình đời sống, đón ngày phục sinh
Thứ năm Mùa sáng
Yêu con Thánh Thể trọn tình Đêm chia ly đã hiến mình ân trao Thịt Người nên bánh ngọt ngào Máu Thiêng sức sống dồi dào trong con * Đồi cao hiến tế sắt son Hồng ân Thánh Lễ vẫn còn tiến dâng Cho con sốt sắng dự phần Rước Mình Máu Thánh lương thần đời con
MÙA HOA MÂN CÔI
Mùa thương
THỨ NHẤT NĂM SỰ THƯƠNG
Cô đơn một bóng vườn dầu Ngập chìm lo lắng dạ sầu tang thương Mồ hôi lẫn máu quyện vương Một cơn hấp hối thê lương tủi sầu * Con xin quỳ gối cúi đầu Ăn năn tội lỗi bấy lâu lỗi lầm Cho con về lại thiện tâm Để tình yêu Chúa lên mầm canh tân
THỨ HAI NĂM SỰ THƯƠNG
*Từng lằn roi khắp châu thân Rách bươm ngọc thể khai ân chữa lành Phận người yếu đuối mong manh Vì tình yêu lớn mới đành hy sinh
Cho con chịu khó hãm mình Vào qua cửa hẹp đoan trinh đời người Không tìm lạc thú thảnh thơi Nhưng tìm Thánh ý, sống đời hy sinh
THỨ BA NĂM SỰ THƯƠNG
Bao nhơ nhớp của tội tình Đan xen thành lọn nên hình mão gai Là bao nhục nhã bi ai Đậu trên Nhan Thánh Con Trai Vua Trời * Phù du là kiếp con người Nữa vòng danh lợi nữa đời hư hoang Những điều sỉ nhục hàm oan Cho con vui nhận, kiện toàn lễ dâng
THỨ TƯ NĂM SỰ THƯƠNG
Đường xa yêu cũng nên gần Nhục hình yêu cũng nên phần vinh quang Đồi cao Thập giá vai mang Chân lê gối quỵ dọc đàng máu tuôn * Cho con theo Chúa luôn luôn Vác cây thập giá yêu thương mọi người Trong cay đắng vẫn vui cười Bước theo chân Chúa về nơi Thập hình
THỨ NĂM NĂM SỰ THƯƠNG
Đồi hồng Con Chúa tế sinh Vâng lời, khiêm tốn, đóng đinh thân mình Trong tay Thiên Chúa quyền linh Tình hồng dâng hiến nên tình thiên thu * Con quỳ lạy Chúa Giê su Cho con kết hiệp thâm sâu với Người Đóng đinh dục vọng cuộc đời Chết đi cho được rạng ngời phục sinh
MÙA HOA MÂN CÔI
mùa mừng
THỨ NHẤT NĂM SỰ MỪNG
Tờ mờ buổi sáng đầu tuần Bao người chứng kiến mộ phần mỡ toang Y trang khăn liệm gọn gàng Chúa Con nay đã khải hoàn phục sinh * Ngôi Lời chiến thắng hiển vinh Dẫn con vào lối trường sinh vĩnh hằng Giữa trần gian lắm đa mang Xin hồn con được vững vàng phục sinh
THỨ HAI NĂM SỰ MỪNG
Mây trời nâng gót uy linh Về trời Chúa cất thân mình cao sang Tơ đàn trỗi rất nhịp nhàng Giữa đoàn thiên sứ khải hoàn vinh quy * Trần gian một cõi từ ly Thoáng trong gang tấc thoáng đi nhẹ nhàng Cho con yêu mến thiên đàng Về trong hạnh phúc chu toàn ý Cha
THỨ BA NĂM SỰ MỪNG
Trong nguy khó, giữa phong ba Thánh Thần Chúa xuống chan hòa sức thiêng Canh tân, bảo vệ, ủi yên Hiền thê Giáo hội, mẹ hiền trần gian * Mẹ con cùng bước bình an Giữa bao sóng gió giữa ngàn chông chiêng Con xin đầy ứ sức thiêng Bảy nguồn ân phúc, xứng đền Ngôi Ba
THỨ BỐN NĂM SỰ MỪNG
Tuyệt vời trong cõi người ta Mẹ ngàn diễm phúc được Cha gọi mời Chu toàn xuất sắc phận người Cha yêu đem Mẹ về trời vinh quang * Đời con tìm bến bình an Đâu bằng tim Mẹ an nhàn ẩn thân Phù hộ con, cuối cuộc trần Trong tay Đức Mẹ phó dâng cuộc đời
THỨ NĂM NĂM SỰ MỪNG
Vinh quy Mẹ dự tiệc trời Áo thêu chỉ ngọc, rạng ngời triều thiên Mẹ, người Trinh Nữ ngoan hiền Được Tân Lang đón vào miền lạc hoan * Con cái Mẹ ở trần gian Ngày đêm ước nguyện bình an quê trời Mẹ thương con, xin một lời Được cùng Đức Mẹ sống nơi thiên đàng.
22-10-2010 Cao Danh Viện (tác giả gửi bài về BBT VTCG)
Ít có ai thấu đáo văn hoá nhân loại nói chung, văn hoá Việt Nam nói riêng cho bằng Giáo sư Trần Văn Đoàn 陳 文 團 ( sinh năm 1949 ). Ông thông thạo các ngôn ngữ Việt, Trung, Anh, Đức, Pháp, Ý.
Tiến sỹ Khoa Học, Đại Học Paris, 1973.
Tiến sỹ Triết Học, Đại Học Innsbruck, Áo Quốc, 1975.
Giảng sư Đại Học Salzburg, Áo Quốc, 1978.
Tiến sỹ Danh dự Đại Học St Francis Xaver, Canada, 2001.
Từng là Giáo sư thỉnh giảng tại Đại Học Vienna ( Áo ), Bắc Kinh ( Trung Quốc ), Oxford ( Anh ), Louvain ( Bỉ ), Frankfurt ( Đức ), Tokyo ( Nhật ), Phụ Nhân ( Đài Loan ), Lisbon ( Bồ Đào Nha ), The Catholic University of America ( Washington, D.C. ), Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn ( Đại Học Quốc Gia Hà Nội ), Đại Học Salzburg ( Áo ).
Giáo sư Triết học, Đại Học Quốc Gia Đài Loan;
Giáo sư Thỉnh giảng tại Đại Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn ( Đại Học Quốc Gia Sàigòn, 2005 )
Viện sỹ các Viện Hàn Lâm: Paulus Gesellschaft ( Đức-Áo, từ năm 1987 ), Academia di Lincei ( Ý, từ năm 1988 ), The Academy of Universalism ( Ba Lan, từ năm 1993 ) và Philippines Academy of Philosophy ( từ năm 2003 ).
Chủ biên Tập san Nghiên cứu The Asian Journal of Philosophy và Bộ Trung Quốc Triết Học Đại Từ Thư ( Hoa ngữ ).
Nghiên Cứu viên ( Research-Fellow ) của Max-Planck Institut ( Đức ), Viện Con Người ( Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam ) và Viên Tinh Thần Quốc Gia ( Vũ Hán, Trung Quốc ). Chủ Tịch, Hiệp Hội Triết Gia Á Châu ( Union of Asian Philosophers 2003-2008 ), Ủy Viên Điều Hành, Liên Hiệp Hội Triết Học Thế Giới ( Fédération Internationale des Sociétés de Philosophie, 2003-2008 ), và là Điều Hành Viên vùng Á châu của Hội Nghiên Cứu về Giá Trị và Triết Học ( The Council for Research in Values and Philosophy, Washington, D.C. ).
Tác giả trên 15 tập sách chuyên khảo và hơn 150 luận văn nghiên cứu khoa học viết bằng Việt, Trung, Anh, Đức, Pháp và Ý ngữ.
Essai sur la métaphysique nietzschéenne ( 1975 ),
Kritik der Marxschen Dialektik ( 1978 ),
Reason, Rationality and Reasonableness ( 1989, 2000 ),
The Poverty of Ideological Education ( 1993, 2001 ),
Critical Theory and Society, 4 Vols. ( 1996-2000 ),
Chính Trị và Đạo Đức ( 1998, Hoa ngữ ),
The Idea of a Viet Philosophy - Vol. 1. The Formation of Vietnamese Confucianism ( 2003/5 ),
Critical Essays on Asian Philosophy and Religion ( 2005 ),
Towards a Pluralistic Culture - Essays on Culture in the Postmodern Age.
Tác phẩm Việt ngữ:
Việt Triết Luận Tập 1 ( Washington, D.C.: Vietnam University Press, 2000 );
Những Suy Tư Thần Học Việt Nam ( Washington, DC: Vietnam University Press )
Thế nào là suy tư Triết học ? Đôi lời tản mạn về Triết học Việt Nam – Gs. Trần Văn Đoàn. Trong bài này, Gs. Trần Văn Đoàn không dám nhận mình là triết gia nhưng tỏ lòng ngưỡng mộ hai Linh Mục Lương Kim Định và Trần Thái Đỉnh và gọi họ là triết gia có tầm cỡ thế giới, trong khi đó cả nước Mỹ tuy có 30 ngàn giáo sư Triết Học mà cũng chỉ có 2 người đáng gọi là triết gia.
Nhìn trung thực về thực trạng Văn hóa Việt
Giáo sư Trần Văn Đoàn, Đại học Quốc gia Đài Loan ( Taiwan National University ).
Văn hóa vốn là linh hồn của một dân tộc. Thân thể bệnh tật, một phần chính vì tâm linh bất toàn. Thế nên, ta có thể lý luận cho rằng sự trổi vượt hay thua kém của bất cứ một dân tộc nào đều phản ánh nơi văn hóa của họ. Một dân tộc bất khuất hay nhu nhược, nhân đạo hay tàn ác... đều có thể biết được qua chính nền văn hóa.
Với một nền văn chương thi ca toàn những câu tâng bốc, những ngôn từ sặc máu, đầy ắp khích động hận thù, ta khó có thể tưởng tượng được dân tộc ấy nhân đạo, cương trực, liêm chính.
Với tập quán xôi thịt, với phong tục tranh quyền cố vị, với nền “đạo đức” ăn trên ngồi chốc, xã hội như vậy chỉ có tranh chấp, đấu tranh và tham nhũng, nhưng không thể có tiến bộ.
Những nhận xét của nhiều thức giả – từ thời Nam Phong tạp chí, qua thời Tự Lực Văn Đoàn tới thời nay, từ thời Phan Khôi, Vũ Trọng Phụng tới thời Nguyễn Gia Kìểng – về tính chất tiêu cực của văn hóa Việt hẳn không phải chỉ là sản phẩm tưởng tượng của nhóm trí thức “trưởng giả” thích “vạch áo cho người xem lưng.”
Làm sao chúng ta có thể giải thích được sự kiện, từ những đống gạch vụn, kẻ bại trận Nhật và Đức đã thành hai cường quốc kinh tế, khoa học và kỹ thuật. Trong khi cũng trên 30 năm hòa bình ( tính đến 2005 ), tài nguyên giàu hơn Nhât và không kém Đức, người chiến thắng vẫn cầm đèn đỏ trong rất nhiều lĩnh vực.
Chúng ta thường đổ lỗi cho ngoại bang. Không chỉ có thế. Nam Hàn, Do Thái, Đài Loan đều bị ngoại bang đe dọa và chi phối. Nhưng họ vẫn phát triển, vẫn giầu.
Hay là do chính sách, thể chế sai lầm ? Cũng không hẳn như vậy. Ấn Độ có một thể chế dân chủ vào loại nhất Á Châu, nhưng vẫn tụt lùi gần như trong mọi lãnh vực khác, ngay cả nhân quyền.
Chính sách của Tân Gia Ba ( Singapore ) chẳng có dân chủ tí nào, nhưng lại làm nước này cường thịnh. Vậy thì, nguyên nhân chính yếu có lẽ là chính văn hóa. Bởi lẽ thể chế, chính sách luôn gắn liền với văn hóa, với lối suy tư. Có phải đó là NỀN VĂN HÓA “NHẪN NHỤC” ? Quá nhẫn nhục đến thành hèn nhát, bất lực ! Đầu thế kỷ thứ 20, Lỗ Tấn đã vạch trần mặt trái của một nền văn hóa nhẫn nại, phục tùng, thụ động của Tàu.
Biết bao trí thức Việt cũng đã mổ xẻ cái bướu bất trị này trong văn hóa Việt. Có phải đó là nền văn hóa “con rùa” ( hay lạc đà ) ? Nhà Thanh đã làm gì để đối phó với Tây Phương ? Nhà Nguyễn đã làm gì để chống chọi người Pháp ? Bế quan, tỏa cảng ! Từ chối giao tiếp, từ chối đối thoại, từ chối tiếp nhận ! Sát hại những ai dám tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Để rồi chịu nhục vì bát quốc Liên Minh ! Để rồi bị Pháp đô hộ cả gần 100 năm !
Đó là tư cách con rùa rụt cổ vào vỏ, con lạc đà chui đầu trong cát. Đó là một nền văn hóa trốn trách nhiệm: trên đổ cho dưới, dưới đổ cho dân ngu. Đó là nền văn hóa kín cổng cao tường, một nền văn hóa trì trệ. Đó là một nền văn hóa lệ thuộc, thích làm bồi Tây, bồi Mỹ, bồi Nga, v.v… Một nền văn hóa như vậy, thì cả ngàn năm sau, cho dù bất cứ ai cai trị đi nữa, thì chính thể vẫn thế, chính sách vẫn vậy.
“Sự thật mất lòng” nhưng “thuốc đắng đã tật.” Đã đến lúc mà ta PHẢI TRỰC DIỆN VỚI CHÍNH NỀN VĂN HÓA CỦA MÌNH. Nhận ra khuyết điểm, học hỏi phương thế chữa chạy, là những bước đầu tất yếu trong công cuộc xây dựng nền văn hóa. Chẳng có gì đáng xấu hổ khi nhận ra sự yếu kém của mình. Chỉ đáng buồn khi chúng ta cứ cố ý tự lừa mình, như con bò tự thổi phồng nó lên. Chỉ đáng sợ nếu chúng ta vẫn chưa bỏ được tâm thức của con ếch nằm dưới đáy giếng nhìn thiên hạ. Chỉ còn trì trệ khi ta “không biết mình, cũng chẳng biết người.” Và chỉ còn là cái chết khi mà văn hóa lệ thuộc, nịnh hót, đầu độc làm ta chán ghét, hãi sợ sự thật ( trung ngôn nghịch nhĩ ) và chạy theo hưởng thụ.
Chúng ta thử hỏi. Cao Bá Quát đã có “công gì với núi sông” ngay cả khi ông đã “nắm được ba bồ chữ trong tất cả bốn bồ chữ của thiên hạ” ? Thực ra, Cao Bá Quát, Lê Văn Siêu, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương chỉ là đại biểu cho những người chủ trương nền “văn hóa trì trệ” ( nói theo nữ sỹ Lê Thị Huệ ). Sẽ chẳng bao giờ có tiến bộ ngay cả khi câu khoe khoang “Văn như Siêu Quát vô Tiền Hán, Thi đáo Tùng Tuy thất thịnh Đường” có thật đi nữa.
Tại sao cứ phải so mình với người Tầu, người Tây. Tại sao ta không dám nghĩ, dám làm, và dám vượt họ ? Với một não trạng “NGẠO MẠN VỚI NGƯỜI MÌNH, TỰ TI VỚI NGƯỜI NGOÀI” như vậy, làm sao mà có tiến bộ ? Làm sao mà ta “ngóc đầu” lên được ? Tại sao cứ phải đao to búa lớn với bốn ngàn năm văn hiến, với hàng ngàn tiến sĩ khắc trên bia Văn Miếu, khi mà ngay cả một chiếc xe đạp ta cũng không thể tự chế tạo ? Chúng ta có hàng vạn thi sĩ, nhưng có mấy ai ảnh hưởng tới cả nhân loại như Dante, Goethe, Shakespeare, v.v… ? Có phải đại thi hào chỉ là loại thợ thơ ca tụng lãnh tụ ( gồm cả lãnh tụ nước Nga, nước Tầu ), với sáo ngữ, tuy mỹ lệ nhưng trống rỗng, vô thực ? Nếu chỉ có thế thì, nói theo Nguyễn Du, “Rằng hay thì thật là hay” nhưng mà “Nghe như ngậm đắng nuốt cay thế nào” !
Đã đến lúc chúng ta phải biết THỨC TỈNH, PHÊ BÌNH và HỌC HỎI. Bài học bế quan tỏa cảng của Tàu, bài học nước Đức, nước Mỹ, nuớc Nhật và cả nước Singapore là những bài học ta không được phép quên. Ngẫm người lại nghĩ đến ta. Cái gì đã làm người ta thay đổi ? Cái gì đã làm họ phát triển ? Và cái gì đã làm ta lạc hậu ?
Tính ngạo mạn từ thời cha ông cho tới ngày nay ( tự cho mình cái gì cũng nhất thế giới ) đã làm cho nước Tầu “vĩ đại” lẹt đẹt, đã làm bốn ngàn năm văn hiến An Nam lẽo đẽo. Óc tự ti đã khiến ta lệ thuộc vào văn hóa Tầu, rồi Pháp, rồi Nga và, ngày nay, Mỹ. Ta chỉ mong được phần nào giống Tầu, giống Tây, giống Nga, giống Mỹ.
NGƯỜI ĐỨC không thế. Bài học bại trận, bị cưa cắt đất đai, bị phân tán thật chua cay bi đát, đã giúp người Đức nhận ra sự thua kém của họ. Chẳng cần tự hào với “bốn ngàn năm văn hiến,” họ đã có thể trở thành đầu óc của nhân loại với những Kant, Hegel, Marx, Einstein, Heisenberg, Beethoven, Brahms, v.v...
Từ một đám dân hỗn tạp, MỸ đã trở thành đại cường quốc trong vòng hai thế kỷ, và dẫn đầu thế giới gần như trong tất cả mọi lãnh vực.
Với một nguồn nhiên liệu ít ỏi, tài nguyên hạn hẹp và đầy thiên tai, NHẬT đã làm thế giới khâm phục và khiếp hãi.
Gần ta hơn, chỉ với vài ba triệu dân, một mảnh đất nhỏ xíu, với khoảng 40 năm lập quốc, và luôn trong tình trạng bị Mã Lai to lớn đe dọa, SINGAPORE đã biến thành một con rồng nhỏ. Lợi tức người dân cao thứ nhì sau Nhật ở châu Á, và được tiếng thơm là sạch sẽ, trật tự và an toàn vào loại nhất thế giới.
Chẳng cần phải nói, cái tinh thần làm cho các nước trên tiến bộ, chính là nền văn hóa của họ. Người dân Singapore không rêu rao bốn hay năm ngàn năm văn hiến. Họ chỉ cầu tiến. Văn hóa của họ là VĂN HÓA CẦU TIẾN, chứ không phải là văn hóa hoài cổ, nệ cổ và trì trệ. Họ không bắt chước người khác như con vẹt hay con khỉ. Họ học từ Mỹ và Âu Châu, không phải để giống như những nước da trắng, nhưng để vượt khỏi chính những nước thầy này.
Chỉ riêng về giáo dục, vào thập niên 1990s, họ đã đủ sức tranh đua với Âu Mỹ. Năm 1987, thủ tướng Lý Quang Diệu đã dám tuyên bố là Đại Học Quốc Gia Tân Gia Ba không những không thua, mà còn khá hơn nhiều đại học lớn của Âu Châu.
Và gần đây, nền giáo dục của nước tí hon nay đã trở thành mẫu mực nhiều nước phải học. Đại học Singapore tranh đua nghiêng ngửa với những đại học thời danh nhất của Anh như Oxford và Cambridge. Ngược lại, đại học tốt nhất của Việt Nam vẫn thua xa các đại học Thái Lan tới 15 hay 20 lần ( theo Giáo sư Hoàng Tụy trong bài phỏng vấn trên VNExpress, 8.2005 ).
Học nơi người không phải là tự ti. Học để làm bồi họ ( làm thông, làm phán ) mới là điều nhục. Học để “sáng sữa bò, tối sâm banh”, “để võng anh đi trước, võng nàng theo sau”, để đè nén thiên hạ, vinh thân phì gia “một người làm quan, cả họ được nhờ”, đó chính là cái học ngu dân và nô lệ. Một cái học phản giáo dục. Cái học thật phải là cái học để tự lập, để vươn lên, để hay hơn, để hoàn hảo hơn. Đó chính là cái học vượt khỏi tình trạng trì trệ hiện tại. CÁI HỌC TIẾN BỘ.
Từng lăn lội trong giảng đường đại học nhiều năm, chúng tôi không chỉ ý thức được cái hay, càng nhận thức được cái kém của mình. Chúng tôi càng nhận ra cái thế đứng bé nhỏ, khiêm tốn ( nếu không dám nói là "không hiện hữu” ) của văn hóa nhà. Với quyết tâm phải làm một cái gì để dân tộc chúng ta có thể "ngóc đầu" lên ( Kim Ðịnh ), để chúng ta có thể tự hào với "cây nhà, lá vườn," ta cần phải có nhiều nhóm nghiên cứu, mục đích tìm kiếm, tu bổ và phát triển nền văn hóa Việt. Tìm kiếm tinh hoa, mổ xẻ khiếm khuyết, tu bổ cái đương suy sụp, phát triển thành một cái gì đẹp hơn, tốt hơn và lợi hơn, đó là những công việc tất yếu làm thăng hoa Việt Nam.
Những nhận định sắc bén và thẳng thắn về văn hóa Việt Nam của Gs. Trần Văn Đoàn rất “Sự thật mất lòng” nhưng “thuốc đắng đã tật.” Ðã đến lúc mà ta phải trực diện với chính nền văn hóa của mình. Những người đi nhiều, sống nhiều như Gs. Đoàn thường phải nhận ra thế đứng bé nhỏ, khiêm tốn, nếu không dám nói là “không hiện hữu” của văn hóa Việt Nam trên thế giới.
Trong khi văn hóa nói chung ( nguyên nhân chính làm cho đất nước ta thua kém nhiều mặt ) của dân tộc Việt Nam gồm 96 triệu người trong nước và 3 triệu sống tại hải ngoại, trong đó chỉ có 6% theo Công Đạo, là những gì quá ư vĩ đại vượt ra khỏi khả năng đóng góp hạn hẹp của Kitô Nhân, thì trong nội bộ Đạo, đứng trước thực tế lịch sử là sau 500 năm tỷ lệ người Việt Nam đón nhận Tin Mừng của Đức Kitô Giêsu không hề gia tăng so với đà phát triển dân số, ta phải làm gì đây để qua văn hóa Việt Nam mà cải thiện hiệu quả Loan Báo Tin Mừng ?
Yêu cầu mạnh nhất khi tin và đi theo Thầy Hai Thế Độ ( Đức Kitô Giêsu ): “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” ( Mạnh An 16, 24 ).
Trong thực tế, hàng tu sỹ và giáo sỹ của ta vẫn luôn: Bỏ nhà cửa, anh em, chị em, cha mẹ, con cái hay ruộng đất, vì danh Thầy Hai ( x. Mạnh An 19, 29 ) đấy chứ, nhưng không hẳn dễ dàng từ bỏ chính mình và thế giá của mình.
Thí dụ, văn hóa dân tộc đòi hỏi phải “kính lão đắc thọ.” Thời xưa sống lâu 60 tuổi gọi là hạ thọ 下壽, 70 tuổi là trung thọ 中壽, 80 tuổi trở lên là thượng thọ 上壽. Người có đức nhân được Trời ban cho sống lâu được gọi là 仁壽 nhân thọ. Khi gặp vị trưởng lão thượng thọ, nhà vua còn phải xuống ngai chắp tay thi lễ vì cụ này đang tỏa sáng Lộc Trời.
Hư tước “Cha” ở trong Đạo chỉ thích hợp với văn hóa phương Tây và chỉ trong giao tế ngoài xã hội giống như “công tước, hầu tước, bá tước”, không bao giờ được dùng trong Thánh Lễ vì ở đây “Cha” có nghĩa là “Cha” của Đức Kitô Giêsu hay Đức Chúa Cha. Từ ngàn đời nay bản Roman Missal ( có từ năm 215 ) luôn đọc: Dominus vobiscum et cum spiritu tuo – Chúa ở cùng anh chị em và ở cùng lòng thầy ( vị chủ sự ).
Bản dịch tiếng Anh dùng từ năm 1970: The Lord be with you. And also with you. Chúa ở cùng anh chị em. Và cũng ở với thầy ( chủ sự ). Không hề gọi người dâng lễ là “Cha.”
Nhưng đến năm 2008, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã đưa ra bản dịch chích thức mới trong đó câu “The Lord be with you” được cộng đoàn đáp lại là “And with your spirit”: “Và ở nơi lòng thầy ( chủ sự )” cho phù hợp với truyền thống ngàn đời của Nhà Đạo toàn cầu. Ở đây “lòng” tức là “Chúa Thánh Thần”.
Gần gũi nhất với tiếng Việt, bản tiếng Hoa dịch câu này là:
願主與你們同在: Nguyện Chủ/Chúa dự nhĩ môn đồng tại. Nguyện Chúa ở cùng anh chị em.
也與你的心靈同在: Dã dự nhĩ đích tâm linh đồng tại. Và cũng ở nơi tâm linh người ( vị chủ sự ).
http://sjccc.sjccm.com/download/order_of_mass.pdf
Ta thấy người Hoa rất nhậy bén về dụng ngôn. Câu tiếng Latin “Dominus vobiscum” hay tiếng Anh “The Lord be with you” là một lời cầu chúc. Ý nghĩa đích thực của câu này không phải là một lời phán vì vị chủ sự có thể cầu xin chứ không có quyền năng làm cho Chúa phải ở với cộng đoàn. Thành ra họ phải nói: Nguyện Chúa ở cùng anh chị em.
Thế mà cho tới tận nay 2017, Nhà Đạo Việt Nam vẫn giữ nguyên câu “Chúa ở cùng anh chị em. Và ở cùng Cha.” Liền ngay sau đó cộng đoàn còn đọc chung: “Lạy Cha chúng con ở trên Trời…”. “Thử đặt mình vào vị trí người ngoài Công Giáo” ( câu nói quen thuộc của Thầy Tư Nguyễn Khảm ) người ta sẽ rối trí như thế nào ?
Trong trường hợp này “Và ở cùng cha” không những không phù hợp với thần học tín lý và thống nhất với Nhà Đạo toàn cầu mà còn trái với văn hóa Việt Nam. Một cộng đoàn trong đó có nhiều bậc “nhân thọ” không thể cùng gọi vị chủ sự ( đáng tuổi con cháu ) là “cha” được.
Nhận định của Gs. Trần Văn Đoàn làm sáng tỏ một điểm là Loan Báo Tin Mừng cho người Việt Nam rất khó có kết quả khả quan nếu không nhìn ra và tôn kính các giá trị của văn hóa Việt Nam.
NGUYỄN THẾ TRUNG,
Lễ kính Mạnh An Đạo Nhân ( Thánh Mátthêu ) 21.9.2017 Nguồn: Ephata 765