BẮT ĐẦU TỪ CHÍNH MÌNH
(Bài chia sẻ thánh lễ ngày năm thánh cho các nhà giáo tại Giáo phận Qui Nhơn)
Xin kính chào cộng đoàn phụng vụ, kính chào quý đại biểu Đại hội Hội đồng Mục vụ và đặc biệt kính chào quý thầy cô giáo quy tụ về đây nhân ngày lễ kính thánh linh mục tử đạo Phanxicô Isidore Gagelin Kính, được chọn làm ngày năm thánh dành cho các nhà giáo.
Câu chuyện về Thánh Phanxicô Kính, chúng ta đã biết phần nào qua quyển Cẩm nang Năm thánh trang 36-38 và quyển Giáo phận Qui Nhơn qua dòng thời gian, trang 192-196. Vị thừa sai này đến Việt Nam năm 22 tuổi, khi vừa học xong thần học, rồi thụ phong linh mục năm 23 tuổi với sứ vụ đầu đời linh mục là dạy học, đào tạo chủng sinh tại Chủng viện An Ninh ở Quảng Trị và một năm sau phải đưa chủng sinh di tản vào tận Lái Thiêu tỉnh Bình Dương ngày nay. Chi tiết ấy giúp ta hiểu tại sao ngài được chọn làm bổn mạng các thầy cô giáo của Giáo phận Qui Nhơn chúng ta. Hồi ấy tiền thân của Giáo phận Qui Nhơn là Giáo phận Đàng Trong kéo dài từ phía nam sông Gianh ở tỉnh Quảng Bình cho tới tận Campuchia. Năm 25 tuổi, cha Phanxicô rời Chủng viện Lái Thiêu đi làm mục vụ tại Hà Tiên, tức là mé biển nhìn ra đảo Phú Quốc. Năm 27 tuổi, cha về làm mục vụ tại Đồng Nai. Năm 1827, 28 tuổi, cha bị vua Minh Mạng đưa về cầm chân tại Huế cùng với cha Taberd Từ và cha Odorico Phương. Cũng năm ấy cha Taberd Từ được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám mục Đàng Trong. Qua năm sau các ngài được trở lại Lái Thiêu. Cha Phanxicô Kính lại phụ trách việc đào tạo chủng sinh, và hai năm sau, 31 tuổi, ngài được Đức Giám mục bổ nhiệm làm Quyền Đại diện chăm lo mục vụ cho ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, tức là toàn bộ lãnh thổ Giáo phận Qui Nhơn chúng ta ngày nay.
Thưa anh chị em, lúc ấy ngài 31 tuổi, thua cha phó Phanxicô Xaviê của Chính Tòa 6 tuổi, và thua cha phó Simon 9 tuổi.
Thánh Phanxicô Kính |
Một Giám mục dám giao cả giáo đoàn trên địa bàn rộng lớn này cho một linh mục 31 tuổi, mới làm linh mục 8 năm, không chỉ vì tài năng đức độ của vị thừa sai trẻ này mà còn vì bản thân Đức Giám mục dám tin vào hiệu năng đào tạo của Hội Thừa sai Paris và hơn nữa, của nền giáo dục nước Pháp thời ấy.
Ôn cố tri tân. Những chi tiết về tuổi đời của Thánh Phanxicô Kính rất đáng cho các thầy cô giáo và tất cả các thành viên Hội đồng Mục vụ chúng ta đây phải suy nghĩ. Trong trách nhiệm giáo dục ngày nay, chúng ta cần học điều gì nơi kinh nghiệm giáo dục của người xưa?
Ngày nay, tại Giáo hội địa phương chúng ta, tất cả các cấp Giáo phận, Giáo hạt, Giáo xứ và Giáo họ đều gặp khó khăn về nhân sự. Đâu đâu cũng thiếu người. “Thưa cha, biết làm sao bây giờ, đám trẻ có học hành được đôi chút và cả những em không được học cũng kiếm mọi cách tìm đường về các thành phố lớn. Cuộc sống mà cha! Tương lai của các cháu mà cha!”
Tôi không đặt vấn đề về sự đua đòi bồng bột của các bạn trẻ nhưng muốn đặt vấn đề ở chỗ khác, muốn đặt vấn đề cho chính chúng ta. Tôi muốn hỏi rằng chúng ta đã giáo dục và đào tạo thế nào để con em những xứ đạo cổ kính, cháu chắt của các anh hùng tử đạo giờ đây cũng coi vật chất là quan trọng nhất? cũng có cái nhìn chẳng khác người đời một chút nào cả và cũng đổ xô đi tìm tiền bạc, lợi nhuận?
Thánh Phanxicô Kính |
Tôi muốn hỏi rằng Giáo hội và Dân tộc Pháp đầu thế kỷ XIX đã đào tạo thế nào để người thanh niên 21 tuổi đầy năng lực của tỉnh lẻ BesanÇon, thay vì đi tìm Paris phồn hoa đô hội, lại dấn thân đi thí mạng sống mình cho những dân nghèo ở một vùng Viễn Đông xa xôi là đất Việt?
Thế nhưng vấn đề không chỉ là tình trạng di dân. Còn có những điều khác đáng sợ hơn. Ấy là sự cạn kiệt của tinh thần Hội thánh, tinh thần vì ích chung và tinh thần trách nhiệm. Nếu các em vẫn học ở quê nhà, thì mười em hỏi được mấy em dấn thân lo việc chung? Nơi những em sẵn lòng đến phục vụ, được mấy em hoàn toàn đáng tin cậy, mấy em có tinh thần trách nhiệm cao độ, không tìm thanh minh biện hộ nhưng luôn biết tập trung tâm trí làm tròn công việc được giao phó?
Chúng ta phải làm gì để có thể cống hiến cho Quê hương và Giáo hội Việt Nam, cách riêng là cho Giáo phận Qui Nhơn thân yêu này một lớp trẻ hào hùng, quảng đại, đầy tinh thần trách nhiệm, biết quả cảm tự nguyện quên mình vì ích chung?
Đã có một thời, chưa xa lắm, trên dải đất Việt Nam thân yêu này không thiếu những tấm lòng quảng đại, tại sao giờ đây hình như con người ngày càng ích kỷ, tham lam và vụ lợi? Câu trả lời vẫn luôn sẵn đó cho những ai biết thinh lặng. Hoàn cảnh ngày nay hẳn là khó khăn hơn ngày xưa nhiều, thế nhưng nếu cha mẹ thật sự kính mến Chúa, dành ngày Chúa nhật để phát huy lòng mến Chúa yêu người, thì con em sẽ không bỏ lễ Chúa nhật cách bừa bãi. Mọi sự hẳn sẽ khá hơn nếu chúng ta có được sự khiêm nhường của người xưa, không vội đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho ai khác, nhưng dám thẳng thắn nhận lỗi, dám tự răn mình: “bụng làm dạ chịu”, “con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”; hoặc những kiểu nói khác đặt nặng trách nhiệm lên người chồng, người cha trong gia đình: “cha nào, con nấy”, “đời cha ăn mặn, đời con khát nước”.
Câu chuyện Tin mừng hôm nay sẽ soi sáng cho vấn đề một cách rốt ráo. Nước Trời giống như một nhúm men vùi vào ba rá bột, cho tới khi tất cả bột dậy men. Với hình ảnh men trong bột, Chúa Giêsu mời gọi ta truy cứu trách nhiệm cách tích cực hơn. Ngài muốn nói rằng: Không ai cho được cái mình không có! Không ai cho được cái mình không có!
Muốn giúp khối bột giới trẻ trở nên thế này hay thế khác, chính nhà giáo dục phải thực sự là thứ men đúng phẩm chất của điều mình mơ ước. Từ nơi gia đình nhỏ, nơi các đoàn thể, nơi các cộng đồng giáo xứ và họ đạo, cho đến các chủng viện và dòng tu, việc giáo dục và đào tạo đích thực phải là giáo dục và đào tạo bằng gương sáng, lớp lớn làm gương cho lớp nhỏ, đàn anh đàn chị làm gương cho đàn em. Chính nhà giáo dục phải thực sự là thứ men đúng phẩm chất cho điều mình mơ ước. Men quảng đại và yêu thương, men mau mắn phục vụ cách tươi cười, men dịu dàng niềm nở, men chân thật và khiêm nhường, men lắng nghe và hợp tác, men thanh thoát, từ bỏ, men xóa mình vì ích chung, men nhiệt tình và tận tụy. Nói tắt là men mến Chúa yêu người. Nơi cộng đoàn chiều nay, có biết bao bậc làm cha làm mẹ. Nếu mỗi bậc cha mẹ ở đây đều thật sự là men thì hẳn là các gia đình của anh chị em đang là khối bột dậy men. Nơi cộng đoàn chiều nay, có 250 thầy cô giáo/ và theo danh sách cho đến lúc này thì/ khắp 7 giáo hạt của Giáo phận có đến hơn 370 thầy cô đang phục vụ ngành giáo dục, từ các lớp mầm non cho tới nhà trường đại học. Không nhiều thì ít, chắc hẳn quý thầy cô đã thay mặt cho Giáo hội thân yêu/ để đóng vai trò chất men yêu thương và chân thật, chất men khiêm nhường và quảng đại ở trường, ở lớp, chất men giữa khối bột học sinh cũng như khối bột ban giáo dục và đào tạo. Đôi khi có thể chúng ta đã yếu đuối, đã vô tình đồng lõa với những khuẩn độc làm lây lan sự mốc meo rữa thối, đôi khi có thể chúng ta đã quên mất mình là men, đã vô tình để cho môi trường nhiễm độc xung quanh hủ hóa ta thành thứ bột xoàng xĩnh.
Muốn giúp khối bột giới trẻ trở nên thế này hay thế khác, chính nhà giáo dục phải thực sự là thứ men đúng phẩm chất của điều mình mơ ước. Từ nơi gia đình nhỏ, nơi các đoàn thể, nơi các cộng đồng giáo xứ và họ đạo, cho đến các chủng viện và dòng tu, việc giáo dục và đào tạo đích thực phải là giáo dục và đào tạo bằng gương sáng, lớp lớn làm gương cho lớp nhỏ, đàn anh đàn chị làm gương cho đàn em. Chính nhà giáo dục phải thực sự là thứ men đúng phẩm chất cho điều mình mơ ước. Men quảng đại và yêu thương, men mau mắn phục vụ cách tươi cười, men dịu dàng niềm nở, men chân thật và khiêm nhường, men lắng nghe và hợp tác, men thanh thoát, từ bỏ, men xóa mình vì ích chung, men nhiệt tình và tận tụy. Nói tắt là men mến Chúa yêu người. Nơi cộng đoàn chiều nay, có biết bao bậc làm cha làm mẹ. Nếu mỗi bậc cha mẹ ở đây đều thật sự là men thì hẳn là các gia đình của anh chị em đang là khối bột dậy men. Nơi cộng đoàn chiều nay, có 250 thầy cô giáo/ và theo danh sách cho đến lúc này thì/ khắp 7 giáo hạt của Giáo phận có đến hơn 370 thầy cô đang phục vụ ngành giáo dục, từ các lớp mầm non cho tới nhà trường đại học. Không nhiều thì ít, chắc hẳn quý thầy cô đã thay mặt cho Giáo hội thân yêu/ để đóng vai trò chất men yêu thương và chân thật, chất men khiêm nhường và quảng đại ở trường, ở lớp, chất men giữa khối bột học sinh cũng như khối bột ban giáo dục và đào tạo. Đôi khi có thể chúng ta đã yếu đuối, đã vô tình đồng lõa với những khuẩn độc làm lây lan sự mốc meo rữa thối, đôi khi có thể chúng ta đã quên mất mình là men, đã vô tình để cho môi trường nhiễm độc xung quanh hủ hóa ta thành thứ bột xoàng xĩnh.
Chính nhà giáo dục phải thực sự là thứ men đúng phẩm chất cho điều mình mơ ước. |
Chiều nay chúng ta về đây là để lại nhắc nhau nhớ mình là men. Chúng ta về đây nhằm tìm lại cho mình sức mạnh, để ngày càng thật sự là men, là muối, là ánh sáng. Sức mạnh đến từ đâu? Sức mạnh đến từ Thánh Thần của Thiên Chúa, từ Thánh Thể, từ Lời Thánh kinh và sự hiện vô hình của Chúa mọi nơi mọi lúc. Trên bục giảng, tại cổng trường, trên bàn giấy dọn giáo án hay chấm bài khuya khoắt, Chúa luôn ở bên ta, Chúa luôn ở trong ta để trút cho ta sức sống, tình yêu và ân sủng của Ngài, để ta thành hiện thân của Ngài giữa lòng xã hội.
Nếu có lúc nào ta nản lòng muốn quỵ ngã, hãy nhớ rằng Chúa đang ở ngay bên, đang hướng ống kính của Ngài trên ta, đợi bấm được cho ta những kiểu hình đẹp nhất khi ta lại ngước mắt lên, gạt nước mắt, đứng dậy và lại quả cảm bước tới…
Giáo dục bằng gương sáng là bắt đầu từ chính mình, nhưng thật ra, để bắt đầu từ chính mình, ta phải bắt đầu từ Chúa. Cần phải đến với Chúa từng phút từng giây, trong từng nhịp tim hơi thở, ngõ hầu Chúa biến ta thành nhà giáo dục và đào tạo của Ngài, thành muối, thành men, thành chứng nhân của Ngài để tôn vinh Danh Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, toàn năng, hằng hữu, thượng trí và luôn giàu lòng xót thương.
Qui Nhơn, 17-10-2017
Lm Trăng Thập Tự |