* Trong gian khổ có điều con nên tránh:

- Đừng điều tra "tại ai"? Hãy cám ơn dụng cụ Chúa dùng thánh hóa con.

- Đừng than thở với bất cứ ai. Chúa Thánh Thể, Đức Mẹ là nơi con tâm sự trước hết.

- Khi đã qua, đừng nhắc lại và trách móc, hận thù. Bỏ quên đi, không nhắc lại bao giờ và nói Alleluia! (ĐHV 700).

* Con tức tối sao không biện minh được với kẻ thù. Đừng lạ gì: "Họ sẽ giết các con như đã giết các tiên tri" (ĐHV 701).

* Nếu thể xác con căng thẳng, hãy tạm nghỉ. Gác bỏ các lo âu, con sẽ lấy sức lại và công việc kết quả hơn. Chấp nhận giới hạn sức khỏe của con là can đảm, biết săn sóc là khôn ngoan (ĐHV 707).

* Thời gian là một yếu tố quan trọng; khi một biến cố xảy đến,đừng hấp tấp lúng túng. Hãy suy nghĩ nhẫn nại đợi chờ, lắm lúc sau một đêm, con sẽ thấy sự việc khách quan và sáng suốt hơn (ĐHV 708).


* Hành động tốt và thinh lặng (ĐHV 711).

Một tâm hồn thánh thiện nọ, sau khi trải qua bao tháng ngày gian khổ cũng như những giây phút thành công, đã để lại những lời nhắn nhủ, đồng thời cũng là những kinh nghiệm sống rất đơn sơ và hữu ích sau đây. Chúng ta nên suy niệm và thực hành:

* Nghệ thuật điều khiển lưỡi.

Thánh Kinh có nói: “Miệng người khôn ngoan cất trong con tim. Trái tim kẻ dại bày ra ngoài miệng” (Huấn Đạo 21,26).

Hãy chuộng nghe hơn là nói, vì im lặng quý hơn nói. Nói ít thì khôn hơn nói nhiều. Nói ít mà nói đúng, nói hay thì hay hơn là nói nhiều nhưng nói bậy. Hãy chú ý: nói đúng vấn đề thì hơn là nói luôn miệng.

Những luật sau đây giúp điều khiển lưỡi chúng ta:

- Suy nghĩ trước khi nói.

- Biết nói bằng sự im lặng.

- Cầm giữ miệng lưỡi khi trái tim đang xao xuyến.

- Im lặng khi thấy mình quá ưa nói.

- Nói sau kẻ khác.

- Đừng bao giờ nói chốngđối kẻ khác.

- Bao giờ cũng nói tốt kẻkhác.

- Đừng bao giờ tìm cách tự bào chữa.

- Lúc nào cũng nói năng khiêm tốn.

- Không bao giờ nói trái sự thật.

- Luôn luôn thận trọng trong lời nói.

- Đừng bao giờ nói theo hứng.

- Im lặng đừng nói những lời chua cay khi trái tim bối rối và bị kích thích. Trong câu chuyện, "khi gió thổi bốc lên thuận chiều", hãy cầm hãm khuynh hướng "trút hết gan ruột ra".

- Cầm mình đừng nói những sai sót của bản thân. Biết giới hạn như vậy sẽ tạo được một nguồn hạnh phúc mới mẻ.

- Hãy kiểm soát giọng nói của bạn.

- Đừng tìm biết tin tức vì tò mò.

- Hãy nhớ lấy điều này làđừng bao giờ phàn nàn về chuyện gì, đừng chỉ trích ai, đừng than trách hoàn cảnh nào, cũng đừng phê bình sự vật gì hết.

- Đừng nói về mình, cũngđừng nói về những việc riêng mình.

- Nếu muốn nói về mình, thì chỉ tâm sự với một số rất ít người thôi.

* Im lặng là bài học hay nhất.

- Im lặng khi tức bực.

- Im lặng khi bị chỉtrích.

- Im lặng lúc bị từ chối.

- Im lặng lúc thất vọng.

- Im lặng lúc gặp cảnh vôơn.

- Im lặng khi cảm thấy lòng ghen ghét.

- Im lặng lúc bị người khác ghen ghét.

- Im lặng lúc bị phản bội.

- Im lặng khi được thỏa mãn.

- Im lặng lúc đau khổ mọi nỗi.

Hình như không có thực hành nào giá trị bằng sự im lặng. Im lặng cho ta thấy một sức mạnh tiềm tàng. Im lặng thu hút được sự tín nhiệm. Im lặng bảo đảm cho ta được sự kính trọng. Người dè dặt đúng mức là con người có dáng huyền bí, biểu lộ một vẻ tuyệt đẹp của tâm hồn.

Im lặng còn có một tính cách tích cực nữa. Nhiều khi im lặng không nói lại là câu trả lời hữu hiệu nhất, thuyết phục lòng người hơn trăm bài hùng biện.

* Cố gắng hơn tí chút.

- Nhẫn nại hơn tí chút để chấp nhận một người không hợp với tôi chút nào, nhưng tôi lại bó buộc sống với.

- Kiên quyết hơn tí chút để tiếp tục công việc này mà bổn phận đời tôi làm tôi cảm thấy chán ngấy.

- Khiêm nhường hơn tí chút để ở lại nơi Chúa dẫn dắt tôi tới, nhưng không mảy may phù hợp với ước vọng và chương trình của tôi.

- Biết lẽ phải hơn tí chút để chấp nhận người khác cùng với bản tính của họ, thay vì đòi hỏi họ rập theo khuôn khổ tôi thích.

- Khôn ngoan hơn tí chút để đừng làm phiền lòng người khác và ít nhúng tay vào công việc của họ.

- Can đảm hơn tí chút đểchịu dựng một biến cố đột ngột làm tôi mất bình an cách thâm sâu.

- Tươi tỉnh hơn tí chútđể không tỏ ra tôi bị trái ý.

- Bỏ mình hơn tí chút đểcố gắng tìm hiểu tư tưởng và cảm nghĩ của người khác.

Trên hết mọi sự, cầu nguyện hơn tí chút để kết hợp với Chúa trong trái tim tôi và bàn hỏi với Ngài.


HY: NGUYỄN VĂN THUẬN

Bài liên quan: Đức Hồng Y đáng kính người Việt Nam

Được tạo bởi Blogger.